Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCần 480 tỷ USD để Việt Nam có thể tái cơ cấu...

Cần 480 tỷ USD để Việt Nam có thể tái cơ cấu nền kinh tế

Việt Nam cần một số vốn cực lớn, gấp hơn hai lần GDP một năm để cải cách nền kinh tế trong giai đoạn năm năm tới, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ KH và ĐT, Nguyễn Chí Dũng.

Báo cáo Quốc hội ngày 20-10 về đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, ông Dũng cho biết dự kiến cần khoảng 10,567 triệu tỉ đồng (tương đương 480 tỉ đô la Mỹ) để tái cơ cấu kinh tế giai đoạn tới. Tuy nhiên, đề án chưa nói rõ nguồn lực cụ thể được huy động từ đâu.

Trong một số ít trường hợp, Bộ trưởng nói, có thể sử dụng một số nguồn lực nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Dự kiến, Chính phủ sẽ xem xét thành lập Tổ công tác để đôn đốc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ xác định 5 nội dung trọng tâm.

Thứ nhất, phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ hai, tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân sách nhà nước và khu vực dịch vụ sự nghiệp công.

Thứ ba, tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán.

Thứ tư, hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.

Thẩm tra kế hoạch nêu trên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cần nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt trong chỉ đạo và thực hiện là tập trung phân bổ lại, khai thác hiệu quả các nguồn lực, loại bỏ cách tiếp cận theo hướng xin – cho; nhanh chóng khoanh vùng xử lý các vấn đề tồn đọng một cách kịp thời.

Có ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ cấu lại cả cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới