Tuesday, December 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ công bố chiến lược đổi trật tự thế giới của TQ

Mỹ công bố chiến lược đổi trật tự thế giới của TQ

Hệ thống tàu ngầm, máy bay, tình báo quân sự và các căn cứ quân sự ở nước ngoài của Bắc Kinh là công cụ để Bắc Kinh toan tính lớn.

Một tàu Hải cảnh Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển Nhật Bản hôm 6/11. Ảnh: Tokyo News

Asia Times ngày 4/11 đăng bài viết của tác giả Bill Gertz dẫn báo cáo các vấn đề về Trung Quốc hàng năm của Quốc hội Hoa Kỳ do Ủy ban Kinh tế và An ninh sắp được công bố đã cảnh báo về sự nguy hiểm đang lên của Trung Quốc.

Theo đó, giới nghiên cứu Mỹ lo ngạirằng, Trung Quốc đang phát triển hệ thống vũ khí quân sự tiên tiến đủ để trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu và hoàn toàn có khả năng để thay đổi được trật tự thế giới. 
 
Nội dung này cảnh báo, một khi sức mạnh quân sự Trung Quốc phát triển đầy đủ, vũ khí và lực lượng của Trung Quốc có thể góp phần tạo ra xung đột khu vực ở Biển Đông và Hoa Đông.

“Trung Quốc đang phát triển khả năng quân sự để đối phó với tình hình mới trên bề mặt và dưới lòng biển, phạm vi hoạt động trong vùng biển xa” – bản dự thảo viết.

Khả năng quân sự mới sẽ giúp Trung Quốc mở rộng hoặc cải thiện năng lực của quân đội, tiến hành một loạt các hoạt động tập trung bên ngoài (lãnh thổ) như tác chiến đổ bộ, cứu trợ thiên tai, sơ tán công dân và gìn giữ hòa bình.

Hoa Kỳ đánh giá rằng, khả năng triển khai sức mạnh quân sự mở rộng của Trung Quốc có thể còn tăng khả năng chiến tranh truyền thống giữa Trung Quốc với các nước láng giềng yếu hơn:

“Với việc tăng cường khả năng chiến lược, tăng cường năng lực của các lực lượng đặc biệt, lực lượng chiến hạm mặt nước và không quân, kết hợp với kinh nghiệm tinh vi, hoạt động thường xuyên ngoài lãnh thổ, Trung Quốc có khả năng nghiêng nhiều hơn về việc sử dụng vũ lực để bảo vệ (cái họ gọi là) lợi ích cốt lõi.”

Dự thảo báo cáo sẽ chính thức được phát hành ngày 16/11, một người phát ngôn của Ủy ban này cho tờ Asia Times  biết.

Thực chất, mưu đồ thay đổi trật tự thế giới vốn do Mỹ – Nga thống trị đã là một mục tiêu lâu nay của Trung Quốc.

Ngay từ khi mới nhậm chức, ông Tập Cận Bình đã tìm cách tạo ra “mô hình mới quan hệ nước lớn” với Mỹ, nhưng ông Barack Obama chưa bao giờ thừa nhận.

Tại hội nghị thượng đỉnh phi chính thức ở Sunnylands, California tháng 6/2013, ông Tập Cận Bình đã công khai ý định “chia đôi Thái Bình Dương” với người Mỹ.

Bằng việc leo thang quân sự hóa Biển Đông thông qua việc xây dựng bất hợp pháp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và tìm cách “đi cửa sau” với các nước cùng chung lợi ích ở Biển Đông, Trung Quốc đang dần giành lấy các ảnh hưởng quan trọng của Mỹ ở Biển Đông.

Cùng với con bài kinh tế, Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự, “chọc thủng chuỗi ngọc trai thứ nhất” ra Tây Thái Bình Dương, kết hợp với chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ ý tưởng “Một vành đai, một con đường” hay “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Chiến lược quân sự giả danh dân sự

Nói riêng về các động thái quân sự, tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Defense Weekly mới đây đưa các thông tin cho thấy, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo pháo cho tàu hải cảnh.

Theo số liệu Jane’s Defense Weekly có được về số lượng tàu hải cảnh đang đóng hoặc chuẩn bị đóng của Trung Quốc gồm có 6 tàu có lượng giãn nước 3.500 tấn, 11 tàu Ngư loại 3.500 tấn, 10 tàu cỡ 4.000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập loại 5.000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6.000 tấn, và ít nhất là 4 tàu hải cảnh cỡ lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.

Tính tổng cộng, các tàu Trung Quốc gọi là chấp pháp cỡ lớn, có lượng giãn nước từ 3000 tấn trở lên mà lực lượng này của Bắc Kinh đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng lên đến khoảng 50 tàu, một con số kỷ lục từ trước đến nay của Trung Quốc.

Cục hải dương Trung Quốc cũng có thêm hợp đồng gồm 5 tàu hải cảnh cỡ 3.000 tấn được chế tạo theo nguyên mẫu tàu hải giám 50 và 4 tàu hải cảnh cỡ 5000 tấn được cải tiến trên cơ sở tàu Hải Tuần 01. Điều đặc biệt nguy hiểm là tất cả những tàu này đều được trang bị pháo hạng nặng và đóng theo nguyên mẫu chiến hạm.

Giáo sư Lyle J. Goldstein thuộc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Trường chiến tranh hải quân Mỹ viết trên trang National Interest, thế hệ tàu mới của Trung Quốc được nước này triển khai tại nhiều điểm nóng như tại cuộc đối đầu với Philippines ở Scarborough năm 2012, hay cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 với Việt Nam.

Đây là các tàu được Hải quân Mỹ đánh giá là tàu hải giám lớn nhất thế giới. Theo giới phân tích, “những gã khổng lồ trắng” này đang trở thành mũi nhọn trong chiến lược hàng hải mới của Bắc Kinh.

 “Việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc có thể chuyển đổi thành một lực lượng hải quân tác chiến trong một vài tháng đặt ra nhiều lo ngại về chiến lược hàng hải của Bắc Kinh” – Giáo sư Goldstein nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới