Thursday, December 26, 2024
Trang chủQuân sựCuộc chiến giữa máy bay TQ và Nhật Bản

Cuộc chiến giữa máy bay TQ và Nhật Bản

Nhật Bản và Trung Quốc đều đã công khai mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, tuy nhiên các tính năng của chúng chưa đạt yêu cầu.

J-20 của Trung Quốc(trên) và ATD-X của Nhật Bản(dưới)

Trong cuộc triển làm hàng không  Airshow China diễn ra ở thành phố Chu Hải, Trung Quốc đã ra mắt công chúng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 “Chengdu J-20”. Thông tin này đã khiến tất cả các phương tiện truyền thông trên thế giới tốn không ít mực. Hàng loạt các phân tích và so sánh sức mạnh với các đối thủ cạnh tranh đã được các chuyên gia quân sự hàng đầu làm sáng tỏ. Ngoài Nga và Mỹ một trong những đối thủ đáng gờm của J-20 sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 “ATD-X Shinshin” của Nhật Bản.

ATD-X Shinshin là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản hợp tác với tập đoàn Mitsubishi phát triển. Nguyên mẫu mô hình của nó lần đầu tiên được công khai vào năm 2005, nguyên mẫu thử nghiệm được hoàn tất năm 2010. Các chuyên gia quân sự dự kiến, ATD-X Shinshin sẽ là đối thủ không thể tuyệt vời hơn của J-20 Trung Quốc.

Tran chien may bay khoc liet giua J-20 va ATD-X

J-20 của Trung Quốc.

Hiện nay, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang rất căng thẳng vì sự tranh chấp lãnh thổ, nguy cơ xảy ra cuộc xung đột rất cao. Trong tình hình này việc cả hai nước đều đang sở hữu những nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được coi là sự cạnh tranh khốc liệt trên vùng không phận tranh chấp giữa hai nước. Các chuyên gia quân sự đã phân tích sức mạnh của chúng và nếu xảy ra xung đột ai sẽ là người chiến thắng.

Khả năng tàng hình

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là khả năng tàng hình trước radar và phạm vi hồng ngoại.Trung Quốc gọi sự tàng hình của J-20 là một bước sáng tạo đột phá nhưng  họ từ chối công khai chi tiết, trong khi đó  Nhật thông báo rằng, Shinshin ATD-X hoàn toàn vô hình trước các hệ thống radar hiện đại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cả hai máy bay chiến đấu này có thiết kế trái ngược với những  tính năng tàng hình.

Đối với J-20 của Trung Quốc có kết cấu hoàn toàn không góp phần làm biến mất trên màn hình radar. Ngoài ra, các nhà thiết kế Trung Quốc không quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề của đỉnh bụng thân máy bay, chúng không đáp ứng được các yêu cầu của tàng hình.

Trong khi đó, các thiết kế của Nhật Bản có một số tính năng đáng chú ý. Thứ nhất, đó là hệ thống điều khiển vector lực đẩy, được bảo đảm nhờ những cánh lái đặc biệt. Chi tiết này làm tăng khả năng dễ nhìn thấy máy bay và để giải quyết vấn đề này cần phải từ bỏ hoặc thay thế hệ thống . Ngoài ra, người Nhật đã không chú trọng kết cấu của phần đuôi nằm ngang và thẳng đứng, chúng đều không phù hợp với kết cấu của máy bay tàng hình.

Cuối cùng các chuyên gia kết luận rằng, cả hai máy bay này có kết cấu khác nhau, và cấu tạo của chúng không phù hợp với các tính năng tình hình.

Tốc độ siêu âm

Cả hai máy bay đều không được trang bị động cơ công suất lớn để bảo đảo được vận tốc siêu âm của chúng. Trung Quốc tạm thời sử dụng động cơ của Nga AL-31, FN, hoặc bản sao chép của họ và thậm chí có thể loại động cơ yếu hơn nữa. Trong khi đó Nhật trang bị cho máy bay của mình động cơ của Mỹ General Electric F404, nó được sử dụng cho các máy bay chiến đấu F/A 18 của Mỹ.

Các chuyên gia kết luận rằng, động cơ đóng vai trò quan trong nhất trong việc quyết đinh tốc độ của máy bay. Cả hai máy bay này đang sử dụng các động cơ cũ, không đáp ứng được yêu cầu về tính năng của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Hiện nay cả hai nước đang tích cực nghiên cứu phát triến chế tạo động cơ và dự kiến sẽ sản xuất vào năm 2030.

Khả năng cơ động

Khả năng cơ động là một trong những tính năng của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, các chuyên gia Nga nhận định. Mỹ  cũng miễn cưỡng đồng ý với nhận xét này. Máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản có một số tiền để tạo điều kiện cho khả năng cơ động tốt. Máy bay Nhật Bản với hệ thống lực đẩy điều khiển vector, trong khi đó máy bay Trung Quốc có thiết kế phần mũi và đuôi giúp đỡ rất nhiều trong vận động.

Tuy nhiên, các máy Trung Quốc nặng hơn nhiều so với máy bay của Nhật Bản, do đó, khả năng cơ động của máy bay Nhật Bản sẽ chiếm lợi thế hơn.

Tran chien may bay khoc liet giua J-20 va ATD-X

 ATD-X của Nhật Bản

Hệ thống điện tử

Các nhà thiết kế Nhật Bản cho rằng, hệ thống radar của họ đáp ứng các yêu cầu mới nhất cho loại máy bay thế hệ mới này, tuy nhiên họ hoàn toàn không tiết lộ thông tin về chúng. Trong khi đó Trung Quốc không chỉ không cho xem, mà thậm chí họ còn không nói bất kỳ thông tin nào về chúng.

Về lý thuyết, cả hai nước có thể tạo ra hệ thống điện tử hiện đại hoặc có thể sử dụng bản sao bằng cách mua lại các mẫu thiết kế để bảo đảm các tính năng hoạt động của loại máy bay này.

Hai máy bay có thể tiêu diệt các mục tiêu hiệu quả cả không khí và mặt đất hoặc trên biển. Tuy nhiên, kích thước tuyến tính của các máy bay chiến đấu Nhật Bản cho phép dự đoán rằng, không gian chứa vũ khí trong thân máy bay rất hạn chế. Theo thông tin trước đó, ATD-X Shinshin có thể mang bốn tên lửa không đối không, và có hai khẩu súng máy. Điều này hoàn toàn không giống với một máy bay đa chức năng (đa năng). Có thể các máy bay có thể mang vũ khí nặng hơn treo bên ngoài, nhưng trong trường hợp này tính tàng hình gần như sẽ không còn.

Về tính năng này máy bay Trung Quốc có phần tốt hơn. May bay J-20 của Trung Quốc có không gian bên trong tương đối rộng, điều này cho phép chứa nhiều loại vũ khí khác nhau và không phải treo vũ khí ở ngoài nên có thể bảo đảm được tính năng tàng hình của nó.

Kết luận

Hai mẫu thô máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 xuất hiện. Tuy  nhiên để đánh giá sức mạnh thực sự của chúng còn quá sớm bởi vì chúng đang trong quá trình hoàn thiện và nhiều tính năng chưa được công bố. Với những đặc điểm trên, rõ ràng để tạo ra được máy bay thế hệ mới này cả hai nước còn phải mất một thời gian khá dài và sẽ không dễ  dàng thành công.

Cuối cùng các chuyên gia lưu ý rằng, nguyên mẫu của Trung Quốc thô hơn của Nhật Bản, điều này có thể do kích thước thùng nhiên liệu đồ sộ và khoang trong của J-20. Tuy nhiên, các máy bay Trung Quốc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công dễ dàng hơn, trong khi máy bay của Nhật Bản là máy bay thiên về phòng thủ.

RELATED ARTICLES

Tin mới