Tuesday, April 30, 2024
Trang chủĐiểm tinÔng Tập mong muốn được hợp tác với Trump

Ông Tập mong muốn được hợp tác với Trump

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump và đưa lựa chọn duy nhất là hợp tác.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đài CCTV của Trung Quốc hôm 14/11 cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đồng thời nói lựa chọn duy nhất cho quan hệ Trung- Mỹ là hợp tác.

“Thực tế đã chứng minh hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho Trung Quốc và Mỹ. Hai bên cần củng cố quan hệ hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế của hai nước và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mở rộng tất cả các lĩnh vực giao lưu, hợp tác và đảm bảo người dân của hai quốc gia có được những lợi ích cụ thể hơn, thúc đẩy sự tiến triển trong quan hệ Mỹ-Trung”, CCTV dẫn lời ông Tập.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, ông Trump cũng đã nói với ông Tập rằng sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề cả hai bên cùng quan tâm và nhất trí duy trì liên lạc và sớm hội đàm trực tiếp.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng khẳng định muốn tăng cường quan hệ với chính quyền Donald Trump.

“Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ với chính quyền ông Donald Trump. Chúng tôi đã sẵn sàng cải thiện với Mỹ về những vấn đề chưa đạt được nhận thức chung”, Reuters dẫn lời ông Vương Nghị nói hôm qua tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.

Đài CNN trước đó cho biết trong điện chúc mừng ông Trump vào tuần trước, ông Tập đã bày tỏ hy vọng rằng hai nước sẽ giải quyết tất cả các bất đồng trên nguyên tắc không đối đầu.

Trước đó, ông Trump được biết đến là người có quan điểm khá cứng rắn với Trung Quốc, đặc biệt là về kinh tế.

Hôm 11/10, ông Trump cho hay ông đã nói chuyện hoặc nhận tin từ “hầu hết” lãnh đạo trên thế giới, ngoại trừ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù thông tin từ Bắc Kinh lại ngược lại.

Donald Trump là Tổng thống Mỹ sẽ có lợi cho Trung Quốc

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã thể hiện thái độ khá cứng rắn với Trung Quốc, trong đó có tuyên bố áp thuế 45% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay khi nhậm chức.

Tổng thống đắc cử của Mỹ cho rằng các thỏa thuận thương mại không công bằng với Bắc Kinh làm suy yếu diện rộng sức sản xuất và nền kinh tế Washington.

Theo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, ông Donald Trump cuối cùng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc hơn là gây thiệt hại với quốc gia này.

Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Mỹ từ trước tới nay là quan trọng nhất vì Trung Quốc xuất khẩu sang các khách hàng Mỹ cũng như thu hút đầu từ và công nghệ từ Mỹ hỗ trợ nâng cấp ngành công nghiệp.

Những gì ông Trump đã đe dọa với Trung Quốc gồm chuyện tăng thuế, tái đàm phán hiệp định thương mại và gán cho Trung Quốc cái danh “thao túng tiền tệ”, có thể là đòn giáng mạnh vào tăng trưởng của quốc gia châu Á khi nước này chật vật với núi nợ, chuyện dư thừa công suất và xuất khẩu trì trệ.

Song, trên thực tế, Trung Quốc dưới con mắt của vị tỷ phú Mỹ bị gắn mác “đánh cắp” công ăn việc làm bằng sự thiếu công bằng, lao động giá rẻ… đã chẳng còn tồn tại.

Trung Quốc mới này có mục tiêu lớn hơn mà dường như ông Trump không hiểu. Thay vì đứng ở vị trí công xưởng thế giới, tung ra những mặt hàng giá rẻ, Trung Quốc có ý định tạo ra những nhà vô địch quốc gia để cạnh tranh, thậm chí thay thế Mỹ.

Thị trường Trung Quốc cũng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp Mỹ. Nếu Trung Quốc đóng cửa thêm thị trường nội địa vốn có người tiêu dùng ngày càng giàu và đang phát triển, doanh thu cùng lợi nhuận công ty Mỹ sẽ giảm, số lượng công ăn việc làm mà các doanh nghiệp này tạo ra ở quê nhà cũng đi xuống.

Quan điểm chống thương mại về kinh tế của Trung Quốc cũng cho phép Đại lục mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của mình ở châu Á. Cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có khả năng bị phá bỏ trong nhiệm kỳ tổng thống Trump đi đôi với củng cố hiện diện của Mỹ ở châu Á về kinh tế, tăng áp lực buộc Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại do Mỹ thiết kế cũng bỏ dở. Điều này càng mở đường cho Trung Quốc thúc đẩy các hiệp định thương mại toàn châu Á của chính họ.

Nhà kinh tế thị trường châu Á Mark Williams của hãng nghiên cứu Capital Economics nhận định: “Nếu Mỹ bớt tương tác với châu Á, Bắc Kinh sẽ có cơ hội định hình hội nhập chính trị, kinh tế khu vực theo cách riêng của nước này”.

Rõ ràng, thay vì đưa Trung Quốc đi xuống, ông sẽ giúp nước này cạnh tranh với doanh nghiệp Mỹ trong tương lai.

RELATED ARTICLES

Tin mới