Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTại sao cấm vận Nga thời hậu Obama sớm rã rời?

Tại sao cấm vận Nga thời hậu Obama sớm rã rời?

Vì Obama sắp là quá khứ, Trump thì lại có thể thân thiện với Putin, khiến đồng minh “tuân lệnh Obama” có thể lãnh hậu quả từ cả Washigton lẫn Moscow.

Là người lĩnh ấn tiên phong trong cấm vận Nga, song Thủ tướng
Đức Angela Merkel lại đi tiên phong trong việc kết nối với Moscow.

Trong chuyến thăm tạm biệt Châu Âu, mục đích của Tổng thống Mỹ Barak Obama là khuyến cáo đồng minh tiếp tục thống nhất trong việc siết chặt cấm vận Nga sau khi ông Obama – tác giả chính của lệnh cấm vận – rời nhiệm sở.

Nghĩa là một liên minh cấm vận Nga thời hậu Obama sẽ được thiết lập và nữ Thủ tướng đức Angela Merkel được cho là sẽ lĩnh ấn tiên phong.

Vậy nhưng khi sự đồng thuận chưa có được thì các đồng minh của ông Obama bên bờ đông Đại Tây Dương đã và đang tìm cách kết nối với Moscow để tìm kiếm lợi ích cho người dân, đất nước mình, qua đó củng cố sự nghiệp của chính mình. Đặc biệt trớ trêu là người lĩnh ấn tiên phong trong cấm vận Nga thời hậu Obama lại đi tiên phong trong tiếp cận với Moscow.

Theo Sputnik ngày 15/11 cho biết, Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Angela Merkel đã thảo luận qua điện thoại về tình hình xung quanh việc quá cảnh khí đốt của Nga cho người tiêu dùng châu Âu qua Ukraina.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mùa đông ở Châu Âu năm nay được dự báo sẽ rất lạnh, khiến gia tăng nguy cơ Kiev có thể lấy trái phép khí đốt của Nga.

Như vậy là thực tế đã chứng tỏ lệnh trừng phạt nước Nga đang làm khó cho các đồng minh của Washington, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân các quốc gia này và ván cờ tàn Ukraine lại đang trở thành van đóng mở vượng khí cho sự nghiệp chính trị vốn đang gặp nhiều sóng gió của những đồng nghiệp Tổng thống Obama tại lục địa già.

Nữ Thù tướng Đức Merkel đang tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa và dù đang dẫn điểm, song hiệu ứng từ thất bại thảm hại của Hillary Clinton là một lời cảnh báo cho bà Merkel. Vì vậy nhà lãnh đạo Đức phải tạm quên lời kêu gọi của Obama, để tìm cách đảm bảo chiến thẳng cho mình.

Điều đó cho thấy liên minh cầm vận Nga thời hậu Obama chưa thành lập đã rã rời. Tại sao vậy?

Trừng phạt Moscow không hoàn toàn là ý muốn của chính quyền, không phải là ý nguyện của người dân tại các nước áp cấm vận Nga

Có thể thấy rằng, là một thành viên quan trọng trong liên minh cấm vận Nga, song Pháp lại là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc nới lỏng việc trừng phạt Moscow. Tổng thống Pháp Francois Hollande là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên ghé thăm nước Nga sau khi Mỹ và đồng minh áp lệnh cấm vận Nga bởi “sự kiện Crimea”.

Có lẽ dư luận không thể quên được chặng dừng chân bất ngờ tại Moscow ngày 6/12/2014 của Tổng thống Hollande. Trong sự kiện đặc biệt ấy, người đứng đầu điện Elysees đã khuyên nhà lãnh đạo Nga : “Có thời điểm chúng ta cần phải nắm bắt những cơ hội. Thời điểm như vậy sẽ tới”. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy liên minh cấm vận Nga ‘đồng nhưng không thuận”.

Tiếp theo đó là ngày 28/4/2016, Hạ viện Pháp đã thông qua nghị quyết kêu gọi EU dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Liên bang Nga. Đồng thời Hạ viện nước này cũng có nghị quyết kêu gọi chính quyền Tổng thống Hollande chấm dứt việc cấm vận kinh tế đối với nước Nga.

Mặc dù những nghị quyết của Hạ viện Pháp không ràng buộc thực hiện, nhưng qua đó cho thấy những người Pháp ở chiến tuyến bên kia đã tìm mọi cách giúp nước Nga thoát vòng vây cấm vận. Cả cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, ứng viên tương lai trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 cũng tìm cách giúp Moscow khi đề xuất biện pháp để nước Nga dần thoát ra.

Điều đó cho thấy, gần như cả hệ thống chính trị của nước Pháp đã ủng hộ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow – Pháp đã trở thành mắt xích yếu nhất của liên minh cấm vận bao quanh nước Nga.

Theo chân Pháp, tháng 5 vừa qua Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã liều mình có chuyến viếng thăm chớp nhoáng tới Moscow như một động thái muốn tìm cách giúp nước Nga thoát cấm vận. Dù kết quả chuyến thăm đó không mang lại kết quả nào rõ rệt, nhưng nó cũng chứng minh rằng nước Nhật đang rất đồng cảm với khó khăn của nước Nga thời cấm vận.

Theo dự kiến Tổng thống Putin sẽ có chuyến thăm tới Nhật Bản vào tháng 12 tới đây và hai bên đã chuẩn bị rất nhiều vấn đề được xem là sẽ tạo ra đột phá cho quan hệ Nga – Nhật. Những xung đột về tranh chấp lãnh thổ có thể sẽ chưa có đột biến theo nhận thức mới của Tokyo, song Thủ tướng Abe rất kỳ vọng hợp tác đầu tư Nga – Nhật sẽ có những đột phá lớn.

Với nước Đức thì dủ Thủ tướng Merkel vẫn hô hào siết chặt cấm vận nước Nga, song các doanh nghiệp Đức thì vẫn được chính quyền làm ngơ trong việc tăng cường quan hệ với các đối tác Nga, giúp cho kim ngạch thương mại Nga – Đức tăng chóng mặt. Điều đó chứng tỏ Berlin chịu sức ép của Washington hơn là mong muốn trừng phạt Moscow trong thời buổi khó khăn này.

Như vậy, ngay khi Obama còn tại nhiệm mà liên minh cấm vận đã rất lỏng lẻo, vậy thì làm sao có liên minh cấm vận Nga chặt chẽ hơn thời hậu Obama. Điều quan trọng nhất có thể nhận diện là việc trừng phạt Moscow không thể hiện ý nguyện của người dân các quốc gia tham gia cấm vận nước Nga.

Người dân và doanh nghiệp tại các quốc gia nằm trong liên minh cấm vận Nga – kể cả người dân và doanh nghiệp Mỹ – chịu nhiều thiệt thòi, phải đứng nhìn lợi ích từ nước Nga chảy vào túi những đối tác khác. Đây được xem là cơ sở khiến cho hàng rào cấm vận luôn bị xé trong thời gian qua, giúp cho nước Nga có thể vượt qua thời điểm khó khăn khắc nghiệt nhất.

Putin có thể đưa nước Nga thoát ra theo ba “Dòng chảy”

Bloomberg ngày 15/6 dẫn lời ông Joerg Forbrig, Giám đốc cấp cao Quỹ Marshall của Mỹ tại Berlin cho hay: “Có nhiều nhà tư bản ở châu Âu đang nóng lòng muốn trở lại kinh doanh tại Nga. Phía Moscow đã phát hiện ra cơ hội rất tốt này nên tung ra một chính sách ngoại giao rất thông minh có thể phá vỡ sự thống nhất của EU trong việc cấm vận Nga”.

Hãng tin Mỹ cho rằng việc Moscow gửi thông điệp : Hãy đặt xung đột Ukraina lại phía sau, để khai thác những lợi ích kinh tế to lớn mà các bên đang lãng phí, là một trong những cú ra đòn rất chuẩn xác của Putin. Nó cho thấy nếu lãnh đạo các quốc gia trong liên minh cấm vận bỏ qua thông điệp này của Moscow có thể sẽ phải trả giá cho việc nắm giữ quyền lực của mình.

Bởi lẽ, việc gạt bỏ thông điệp của Moscow đồng nghĩa với việc chính quyền xem nhẹ lợi ích của người dân và doanh nghiệp, lúc đó nền tảng quyền lực của chính quyền sẽ bị lung lay khi niềm tin nhân dân sụt giảm. Và đó chính là nguyên nhân khiến chính quyền Đức làm ngơ cho doanh nghiệp Đức làm ăn với đối tác Nga hay chính quyền các quốc gia trong liên minh cấm vận tìm cách vượt rào tiếp xúc với Moscow, tìm hướng ra cho cả hai.

Và Putin đã không bỏ lỡ cơ hội đó. Theo thông tin từ báo Der Standard (Áo), Nga và EU đang thảo luận về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 mang khí đốt từ Nga tới châu Âu không quá cảnh Ukraine, cho dù gặp sự phản đối kịch liệt của Ba Lan và Ukraine bởi hai nước này sẽ mất đi những lợi ích to lớn có được từ Nga, sau khi dự án này hoàn tất.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 mang lại lợi ích lớn nhất cho nước Đức nên Thủ tướng Merkel đã rất quyết tâm để dự án được khởi động. Đây cũng được xem là một trong những lá bài quan trọng đảm bảo cho chiến thắng của bà Merkel trong cuộc bầu cử sắp tới đây.

Trong khi đó dự án khổng lồ Dòng chảy phương Nam với hiệu ứng có làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Nga đã có sự ủng hộ của Hy Lạp khi Athens lên tiếng gợi ý Kremlin về việc tái khởi động dự án chiến lược này. Trong khi Tập đoàn năng lượng ENI của Italy là một bên tham gia dự án nên việc Roma tạo điều kiện cho Dòng chảy phương Nam là rất khả quan.

Đặc biệt với chiến thắng của lực lượng thân Nga tại Bulgaria – nơi Dòng chảy phương Nam đang bị tắc – trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, sẽ giúp cho dự án thế kỷ này được khai thông bế tắc. Và cũng như Dòng chảy phương Bắc 2, Dòng chảy phương Nam cũng không quá cảnh Ukraine khiến EU và Nga có thể tránh được xung đột quanh ván cờ này.

Còn trong chuyến thăm đầu tiên tới Thổ Nhĩ Kỳ hậu “sự kiện 17 giây”, Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã ký kết thoả thuận cho dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, chính thức khơi thông cho dòng chảy thứ ba, đưa khí, dầu tại xử sở bạch dương toà đi các hướng, mang lợi ích vế cho nước Nga. Khi Ankara mệt mỏi với tư cách thành viên EU và có thể sẽ tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải càng khiến dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ có thể sớm được triển khai .

Việc Putin có thể đưa nước Nga thoát ra theo ba “Dòng chảy” khiến cho liên minh cấm vận thời hậu Obama càng trở nên rời rạc. Các đồng minh lắng nghe Obama, nhưng lại có hành động không tương thích vì Obama đã là quá khứ, còn Trump thì lại có thể thân thiện với Putin, từ đó khiến cho các đồng minh “tuân lệnh Obama” có thể lãnh hậu quả từ cả Washigton lẫn Moscow.

RELATED ARTICLES

Tin mới