Hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp và Đức đang ngày càng quyết liệt và sớm đẩy phương Tây vào sự chia rẽ sâu sắc.
Sự thay đổi Đảng cầm quyền ở Mỹ sẽ khiến châu Âu gặp không ít tác động.
Thời điểm của hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp và Đức đang ngày càng kéo châu Âu theo chiều hướng trái ngược, cảnh báo về một tương lai sụp đổ của khối liên minh lớn mạnh vốn được coi là minh chứng cho xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế.
Với đảng lãnh đạo mới có khuynh hướng trái ngược, Pháp và Đức sẽ không thể tìm được tiếng nói chung để thống nhất về nhiều vấn đề cho EU.
Ở Pháp, ông François Fillon của đảng Cộng hòa Pháp nhiều khả năng sẽ đối đầu với bà Marine Le Pen thuộc đảng Mặt trận Quốc gia trong cuộc bầu cử vào điện Elysee tháng 4/2017.
Cả hai ứng cử viên Fillon và Le Pen đều khá rắn trong vấn đề người nhập cư và như vậy, ai là người sẽ làm Tổng thống Pháp cũng sẽ có xu hướng “làm ra ngô ra khoai” vấn đề di cư này.
Ở Đức lại có bức tranh rõ ràng hơn khi các chuyên gia đánh giá nhiều khả năng bà Angela Merkel đảm nhiệm vị trí Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư sau cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9 hoặc 10/2017.
Bà Merkel khi đó sẽ chịu nhiều áp lực khi trở thành “người bảo vệ” cho toàn cầu hóa và dân chủ tự do, không chỉ đối với cử tri ở trong nước mà với cả thế giới.
Do đó, viễn cảnh khi Pháp và Đức không còn chung một con đường sẽ khiến Berlin phải dẫn dắt EU với nhiều thách thức như Brexit, vấn đề người nhập cư và việc hợp tác với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump – biểu tượng cho sự trở lại của Đảng Cộng hòa cũng như những lợi ích nhóm đặc biệt của giới tinh hoa.
Thực tế, từ cuộc bầu cử Pháp với có thể thấy rõ sự thay đổi về nhận thức của chính trường Paris. Đó là sự lớn mạnh hơn của các Đảng phái chính trị ủng hộ “tái quốc hữu hóa” – phản đối toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế vốn đã định hình thế giới từ sau 1945.
Nhà phân tích chính trị châu Âu Nina Schick trong bài viết đăng trên trang mạng của CNN cho rằng, phương Tây có thể bị chia rẽ làm hai nửa bởi các phe theo xu hướng của Pháp và Đức trong thời gian tới.
Không những ở Pháp, tại Ý, một trong những tứ trụ của liên minh 60 nước, cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 4/12 về việc thay đổi hiến pháp dường như đang nghiêng về lựa chọn “Không”.
Điều này có thể khiến Thủ tướng Matteo Renzi phải từ chức và tạo điều kiện gia tăng quyền lực cho đảng cánh hữu “Phong trào 5 sao” – chủ trương ủng hộ Italy rời Liên minh châu Âu (EU).
Tại Hà Lan, ông Geert Wilders thuộc đảng Vì Tự Do (PVV) có quan điểm chống Hồi giáo và lạnh nhạt với EU, đã đưa ra cam kết khá tương đồng với khẩu hiệu của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump: “Đưa Hà Lan vĩ đại trở lại”.
Ông Geert Wilders đang trên đường vận động cho cuộc bầu cử vào quốc hội trong tháng 3/2017. Qua các cuộc khảo sát ban đầu, PVV chỉ đứng sau đảng của Thủ tướng đương nhiệm Mark Rutte.
Ở Áo, nhiều khả năng sẽ có tổng thống mới là ông Norbert Höfer thuộc đảng Tự do (FPÖ) cánh hữu.
Viễn cảnh khi Pháp và Đức không còn chung một con đường sẽ khiến Berlin phải dẫn dắt EU với nhiều thách thức trước mắt như Brexit, vấn đề người nhập cư và thậm chí là Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump – người có những chính sách khó đoán định về tầm ảnh hưởng ở châu Âu.
Châu Âu tự nhau mâu thuẫn
Trước đó, các thông tin đầy mâu thuẫn đã được nhắc đến ở châu Âu liên quan tới các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Hồi đầu tháng 5, 6 nước Bắc Âu đã tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và đồng thuận trong việc duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đồng thời hỗ trợ Ukraine.
Còn ở Đức và Pháp, Hạ viện của hai quốc gia này đã lên tiếng phản đối và yêu cầu ngừng lại các cấm vận kinh tế bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người nông dân Pháp.
Cùng với những sự thay đổi của phong trào “tẩy chay” toàn cầu hóa đang bắt đầu manh nha hình thành ở châu Âu, quá trình phân rã nơi trời Tây chắc chắn sẽ còn kéo theo tình trạng thay đổi một phần đến toàn bộ các quan điểm chính trị.
Nơi khơi mào cho vấn đề lợi ích dân tộc đặt trên các mối quan hệ toàn cầu hóa ở Mỹ mà biểu hiện rõ nhất là sự cầm quyền của Đảng Cộng hòa sẽ nhanh chóng lan sang châu Âu và trước hết, chính nó đang tạo điều kiện cho những quốc gia gắn chặt với các lợi ích Mỹ quay lưng và tách mình khỏi cuộc chơi toàn cầu.
Châu Âu sẽ phân rã nhưng chính họ là người đã làm nên điều này.