Monday, December 23, 2024
Trang chủĐàm luậnTừ tham vọng đất đai đến tham vọng biển của TQ

Từ tham vọng đất đai đến tham vọng biển của TQ

Đầu năm 1979, tuyên bố chiến tranh của Trung Quốc nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc “phản kích tự vệ” chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã xưng xưng nói: “Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình.”

Miệng lưỡi thì thế nhưng thật raTrung Quốc muốn đánh, nếu chiếm được thủ đô Hà Nội thì sẽ chiếm đóng lâu dài ở miền Bắc Việt Nam. Và thực tế sau này đã cho thấy họ có tham vọng đất đai. Những gì mà họ tuyên bố, tuyên truyền, chỉ là dối trá.
Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng do bọn bá quyền phương Bắc giấu kín, chỉ tuyên bố, tuyên truyền những lời hay ý đẹp để giải thích cho dư luận trong nước, trấn an dư luận quốc tế, và để cho phía Việt Nam hoang mang. Trong đó, việc dễ thấy nhất là Trung Quốc muốn cứu nguy Khmer Đỏ, là một trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất của thế kỷ 20.

Theo nhà nghiên cứu, chuyên gia quân sự, giáo sư người Úc Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã “quên ơn” Bắc Kinh. Bởi sau khi được giúp đỡ trong 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh.

Bọn bành trướng phương Bắc xua quân xuống phương Nam là vì Việt Nam “dám” thách thức uy quyền và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương nói riêng và châu Á nói chung. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để “bình định vùng biên giới” sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, ngày càng lớn, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ Khmer Đỏ, và để chứng minh họ không thua Liên Xô.

Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng, Nam xâm của bá quyền phương Bắc. Theo phân tích của giới quân sự và các chuyên gia Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự năm 1979 gồm: Một là, nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt – Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam. Hai là, tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị võ trang độc lập khác của Việt Nam. Ba là, hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ kiệt quệ, sụp đổ.

Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng tới 9 Quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 40 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn tên lửa, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các Quân đoàn chính quy (3 trong số 4 Quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia hoặc đóng ở miền Nam Việt Nam đề phòng Mỹ quay lại, tàn quân ngụy nổi loạn, sự phá hoại của bọn khủng bố “Mặt trận Hoàng Cơ Minh” (tiền thân của tổ chức khủng bố Việt Tân), và để tiếp ứng cho quân đội ta ở Campuchia, đặt trọng tâm vào chiến cuộc phía Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng), du kích xã và dân quân – tự vệ.
Ngày 27 -2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 – 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn
Lúc này, Trung Quốc dần hiện nguyên hình, lộ chân tướng ngụy quân tử, đạo đức giả, từ chống Việt Nam một cách giấu mặt đến chống công khai. Những mưu đồ chống phá đó đều hiểm độc và đã gây khó khăn cho Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại, cho nên đầu năm 1979, Trung Quốc phải tính đến việc tấn công trực tiếp.
Trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, Trung Quốc huy động hơn 50 vạn quân, gồm nhiều Quân đoàn và sư đoàn, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, phát động chiến tranh xâm lược tổng lực và toàn diện vào Việt Nam ngày 17 -2 -1979 .
Để lừa gạt dư luận Trung Quốc và dư luận thế giới, những người cầm quyền Bắc Kinh đã tuyên bố rằng đấy chỉ là một cuộc “phản kích tự vệ”, một cuộc “Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam”.
Sự thật đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng quân lực chính quy, bằng lực lượng chủ lực có tuyển chọn, tinh nhuệ, thiện chiến nhất từ hầu hết các quân khu của Trung Quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tỉ mỉ về các mặt, từ việc xây dựng những công trình quân sự, đường xá, hầm hào, sân bay dọc biên giới Việt – Trung đến việc vu cáo Việt Nam phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung, kích động tư tưởng đại dân tộc, tinh thần Đại Hán trong nhân dân Trung Quốc hòng biện bạch và che giấu hành động xâm lược.
Hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc gây ra từ hai hướng phía Bắc và biên giới Tây Nam là bước leo thang cao nhất trong cả một quá trình hành động tội ác chống lại sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhằm làm yếu, thôn tính và khuất phục Việt Nam. Trái với mọi tính toán của Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược của họ đã thất bại thảm hại, đã bị toàn thế giới lên án và một bộ phận nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 5- 3-1979, do bị tổn thất, thiệt hại, thương vong nặng nề, không còn đủ sức duy trì cuộc chiến, họ buộc phải lui quân trước khi quân bổ sung của Việt Nam tới nơi.

Không dễ nuốt trôi đất liền, Trung Quốc quay sang đánh úp Biển Đông. Với Việt Nam, Hoàng Sa họ đã thon tính xong từ năm 1975. Còn Trường Sa thì Trung Quốc cũng đã chiếm 7 đảo, đá ở đây. Năm 2015 họ đã ráo riết cải tạo, mở đường băng, bãi đáp trực thăng trên một số đảo.

Hành động này nằm trong âm mưu lâu dài của các thế hệ cầm quyền Bắc Kinh. Từ 600 năm trước, Trung Quốc đã phái một hạm đội khổng lồ dưới sự chỉ huy của viên thái giám người Hồi là Trịnh Hòa đi vào biển Đông và Ấn Độ Dương để áp đặt kiểm soát lên luồng thương mại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và mở rộng hệ thống chư hầu cho đế chế.

Ngày nay, Trung Quốc quay ra hướng biển do sự cần thiết khách quan hơn là vì ý đồ chủ quan muốn phô trương thế lực. Sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc bản thân nó không nhất thiết sẽ gây nên mối đe dọa cho sự thống trị của Mỹ trên các vùng biển châu Á cũng như vai trò của Mỹ trong khu vực. Nhưng việc gã khổng lồ châu Á này xoay trục ra biển có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho uy lực hải quân tuyệt đối của Mỹ trên vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà hệ quả là làm suy yếu trật tự toàn cầu do Mỹ đứng đầu.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới