Chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi, song được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn họ lại có sách lược phù hợp.
Trung Quốc biến bãi cạn Scarborough thành của mình
Sau khi đón Tổng thống Mỹ vào năm 1972, được Mỹ bật đèn xanh thì năm 1974 Trung Quốc bắt đầu ồ ạt chiếm Hoàng Sa. Mười năm sau, 1984 Trung Quốc bắt đầu chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 2014 họ bắt đầu bồi đắp các đảo ở Trường Sa thành căn cứ quân sự. Khi đánh chiếm các đảo Trung Quốc đều dùng thủ đoạn tiêu diệt hết các lực lượng bảo vệ đảo của Việt Nam. Ngay từ khi Mao Trạch Đông tuyên bố chính quyền đẻ ra từ “nòng súng” cho đến nay Trung Quốc luôn dùng súng và giết để xử lý mọi việc. Trung Quốc dùng súng để thanh trừng nội bộ, dùng súng để đối xử với láng giềng với mức độ ngày càng tan ác hơn. Sau “Cách mạng văn hóa” là “Thiên an môn” và “Phát luân công”… Thậm chí Trung Quốc sẵn sàng tổ chức, ủng hộ để diệt chủng ở Campuchia.
Dã tâm thì thâm độc, nhưng ngoài miệng Trung Quốc luôn tuyên bố muốn hòa hảo, muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng hành động thì thật thâm hiểm và tàn ác, đúng là miệng “nam mô bụng một bồ dao găm”.
Trong suốt mười năm vừa qua Trung Quốc lập lờ mồi như “COC” đối với các nước Đông Nam Á.
Ngày đầu năm nay họ cũng tuyên bố sẽ cùng các nước ASEAN hoàn chỉnh “COC” vào cuối năm nay.
Thực tế thì sao? Sau khi bồi đắp xong các đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam họ đưa ra chiêu bài giữ nguyên hiện trạng. Việc này đồng nghĩa với việc thừa nhận các đảo do Trung Quốc chiếm giữ của nước khác.
Bãi cạn Scarborough của Philippin, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Khi Tổng thống Philippin tỏ thái độ thân thiện với Trung Quốc, Trung Quốc nới lỏng vòng vây nhưng chưa bao giờ từ bỏ ý định bồi đắp.
Ngày 8/3 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa tuyên bố không cho phép sự ổn định ở Biển Đông bị “khuấy động”. Nhưng đồng thời Bộ nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5/2017 đến 12h ngày 16/8/2017.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 28/2 đã khẳng định quy định trên của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vi phạm luật pháp quốc tế.
Giới chuyên gia Quốc tế cũng nhận định, lệnh cấm đánh bắt cá nói trên của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế.
Sâu chuỗi lại một số hành động và lời nói nêu trên của Trung Quốc đã cho thấy họ thật thâm độc và tráo trở.