Sunday, December 22, 2024
Trang chủĐàm luậnCuộc gặp gỡ trên bàn cờ chiến lược Trung - Mỹ

Cuộc gặp gỡ trên bàn cờ chiến lược Trung – Mỹ

Cách đây không lâu ông Rex Tillerson, ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố gây chấn động, phải gửi đến Bắc Kinh một tín hiệu rõ ràng: Một là phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo, hai là Trung Quốc không được tiếp cận các đảo đó. Nhưng đến nay mội việc đã dường như khác đi, sự thay đổi trong phát biểu của ông Rex Tillerson về Biển Đông và bán đảo Triều Tiên không khác gì sự thay đổi của ông Donald Trump trong vấn đề Đài Loan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại Đại lễ đường Nhân Dân, ảnh: SCMP.

Ngày 19/3, hãng thông tấn Reuters ngày đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã có 30 phút hội kiến với ông Tập Cận Bình và 2 bên luôn có những từ nồng ấm với nhau từ chuyến thăm Trung Quốc lần này

Dành những “lời có cánh” cho nhau

Trong cuộc họp, cả ông Tập Cận Bình lẫn ông Rex Tillerson đều không công khai nhắc đến những bất đồng trong quan hệ song phương, từ thương mại đến Triều Tiên, từ Biển Đông đến Đài Loan.

Ngược lại, trước các quan khách và ống kính truyền thông, ông Tập Cận Bình “nịnh” ông Rex Tillerson đã có rất nhiều nỗ lực để đạt được một “sự chuyển đổi trơn tru” trong kỷ nguyên mới của quan hệ Trung – Mỹ. Ông Bình nói: “Ngài nói rằng quan hệ Trung – Mỹ chỉ có thể thân thiện. Tôi đánh giá cao điều này.Cả tôi và Tổng thống Donald Trump đều tin rằng, hợp tác Trung – Mỹ từ nay về sau là hướng mà chúng ta đều phấn đấu. Chúng ta đều mong chờ một kỷ nguyên mới cho sự phát triển mang tính xây dựng.Các lợi ích chung của Trung Quốc với Hoa Kỳ vượt xa sự khác biệt. Hợp tác là sự lựa chọn đúng đắn với cả hai chúng ta”.

Ngoại trưởng Rex Tillerson đáp từ rằng, Tổng thống Donald Trump mong muốn tăng cường sự hiểu biết về  Trung Quốc và các cơ hội cho một chuyến thăm trong tương lai. Ông Trump đánh giá rất cao những hoạt động trao đổi, liên lạc với ông Tập Cận Bình.

Theo các nhà nghiên cứu, Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như đã đạt được một số tiến bộ, hoặc đã đặt sang một bên những khác biệt về các vấn đề nhạy cảm, ít nhất là trước hội nghị thượng đỉnh Donald Trump – Tập Cận Bình đang được dự kiến diễn ra vào tháng Tư này.

Cả Ngoại trưởng nước chủ nhà Vương Nghị lẫn khách quý Rex Tillerson đều thể hiện một sự “đồng điệu” hơn trong cuộc họp giữa họ, ít nhất là trước các quan khách và ống kính truyền thông.

Trong chuyến công du đầu tiên của ông Rex Tillerson đến 3 nước Đông Á lần này có 2 nhiệm vụ quan trọng.

Một là để trấn an 2 nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc về các hoạt động thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Hai là ở Bắc Kinh, ông tiếp tục công việc thiết lập một cách làm việc mới giữa Nhà Trắng với Trung Nam Hải.

Trung – Mỹ đã đạt được gì?

Theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, các chuyên gia Trung Quốc chưa có thêm thông tin nào khác ngoài một vài bình luận “nho nhỏ” về màn trình diễn công khai giữa Ngoại trưởng Rex Tillerson với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Sự “ấm áp” này không phản ánh hết 30 phút trao đổi giữa ông Tillerson với ông Tập Cận Bình, cũng như trong các cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị.

Chuyến công du Hoa Kỳ của ông Dương Khiết Trì trước đó, thì Donald Trump là người phải được “một cái gì đó” trong bất kỳ thương vụ / hoạt động nào. Bởi vậy chuyến đi của ông Rex Tillerson cũng không ngoại lệ.

Người ta cũng không quên nhắc lại, ông Rex Tillerson đã có những phát ngôn mạnh miệng nhất về Biển Đông khi trả lời điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để cơ quan này phê chuẩn chức danh Ngoại trưởng cho ông.

Cũng chính Ngoại trưởng Tillerson trước khi đến Trung Nam Hải, đã hai lần công khai tuyên bố tại Nhật Bản và Hàn Quốc, rằng chính sách kiên nhẫn chiến lược của Mỹ trong vấn đề bán đảo Triều Tiên đã hết.

Mọi lựa chọn đã được đặt trên bàn, và ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực phủ đầu Bình Nhưỡng, nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục có hành động “khiêu khích vượt giới hạn”.

Đúng ngày ông Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA tuyên bố, Bình Nhưỡng vừa thử nghiệm thành công động cơ tên lửa xuyên lục địa, có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Liệu khi Triều tiên thách thức, Mỹ có nổi dậy?

Vậy chuyến công du Bắc Kinh của Ngoại trưởng Rex Tillerson không được công bố, nhưng từ các ngôn ngữ nồng ấm giữa Nhà Trắng với Trung Nam Hải, dù chỉ là trên bình diện ngoại giao cũng nói lên nhiều điều.

Nó minh chứng rõ ràng nhất về chiến lược đàm phán của chính quyền Donald Trump: làm giá trước, đàm phán sau. Sự thay đổi trong những phát biểu của ông Rex Tillerson về Biển Đông và bán đảo Triều Tiên không khác gì sự thay đổi của ông Donald Trump trong vấn đề Đài Loan hay nguyên tắc “một nước Trung Quốc”.

Và để chính quyền Trump hạ giọng, vui vẻ, hay nói cách khác là thay đổi 180 độ trong những phát biểu và thông điệp công khai liên quan đến những vấn đề nhạy cảm, Bắc Kinh phải có “một cái gì đó” làm quà, và “cái gì đó” ấy phải đủ sức nặng.

Người viết cho rằng Hàn Quốc, Nhật Bản và các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương có lẽ cũng sẽ được Washington thông báo lại ít nhiều nội dung chuyến thăm Trung Quốc của ông Rex Tillerson.

Tuy nhiên, thì những nội dung ấy nếu có cũng chỉ nhằm mục đích trấn an.

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay những căng thẳng leo thang trên Biển Đông đích thị đều nằm trên bàn cờ chiến lược Trung – Mỹ.

Đây là cuộc chơi của hai siêu cường, và không thể loại trừ khả năng lợi ích của các nước nhỏ có liên quan sẽ trở thành những món hàng trao đổi của các nước lớn.

RELATED ARTICLES

Tin mới