Monday, December 23, 2024
Trang chủĐiểm tinBa sai lầm đã khiến EU khủng hoảng tột độ

Ba sai lầm đã khiến EU khủng hoảng tột độ

Theo hãng tin Sputnik, ông Gian Micalessin, một nhà báo có uy tín của tờ Il Giornale (Ý) đã nói về những nguyên nhân Liên minh Châu Âu (EU) đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại.

Lãnh đạo các nước EU cùng nhau chụp ảnh tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome được ký kết.

Vào ngày 25/3, nguyên thủ của 26 nước thành viên EU đã cùng nhau ký vào tuyên ngôn nhằm “tái tạo” mối quan hệ giữa các nước sau khi những bất đồng đã khiến liên minh bị rạn nứt. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh EU vừa kỷ niệm 60 năm Hiệp định Rome được ký kết và đánh dấu sự ra đời của Cộng đồng Châu Âu (tiền thân của EU ngày nay).

Nói về sai lầm tồi tệ nhất mà EU đã phạm phải, ông Micalessin cho biết việc EU đứng về phía phe đối lập với cựu Tổng thống Libya Muammar Gaddafi là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn mà Châu Âu đang phải vật lộn khắc phục ngày hôm nay.

Ông Micalessin cũng nói thêm: “Một sai lầm đáng kể nữa đó là chúng ta đã ủng hộ những lực lượng khủng bố và để chúng lộng hanh ở Châu Âu, cũng như việc cắt đứt quan hệ với Nga vào năm 2014. Chúng ta đã để mất đồng minh tốt nhất của mình trong cuộc chiến chống khủng bố. Đây là ba sai lầm lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng ngày nay ở EU”.

Nhà báo này cũng nói thêm rằng châu Âu đã phải chịu những tổn hại đáng kể về kinh tế và chính trị do cắt đứt quan hệ với Nga. “Nga là đối tác kinh tế và chính trị chính của chúng ta, và cũng là một trong những nước có quan hệ rất thân thiết với chúng ta. Thế nhưng, hai bên đã để mất nhau”, ông nói thêm.

Ông Micalessin cho biết, nguyên tắc phát triển “đa tốc độ” của Châu Âu, qua đó phân biệt mức độ hội nhập của từng nước thành viên khác nhau, sẽ không giúp khu vực này thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện tại.

“Động thái này không khác gì đưa thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Châu Âu phải thay đổi từ cái cốt lõi, phải cần một hệ thống quy tắc hoàn toàn mới. Với việc phân biệt mức độ hội nhập của các thành viên, họ sẽ chỉ tiếp tục chia rẽ nhau thay vì cùng nhau đi về phía trước”.

Trong một cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 6/3, lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha đã kêu gọi lập nên nguyên tắc Châu Âu “đa tốc độ”. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ý tưởng này đã được đưa ra từ lâu, song mãi đến thời điểm hiện tại mới được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vào ngày 25/3, lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã ký tuyên bố về những thách thức và ưu tiên hàng đầu của liên minh thời hậu Brexit trong một cuộc hội nghị cấp cao, được tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome được ký kết. Anh là nước thành viên duy nhất không ký tên vào bản tuyên bố này.

RELATED ARTICLES

Tin mới