Sunday, November 17, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiBiên giới bị uy hiếp, quân đội TQ "nhe nanh, múa vuốt"

Biên giới bị uy hiếp, quân đội TQ “nhe nanh, múa vuốt”

Quân đội Trung Quốc hôm qua (28/3) đã tiến hành một cuộc tập trận rầm rộ ở khu vực biên giới với Myanmar. Đây được xem là màn phô diễn sức mạnh nhằm cho thấy quyết tâm và năng lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ người dân nước này sau khi xảy ra những cuộc giao tranh đẫm máu giữa các lực lượng an ninh Myanmar với một loạt nhóm dân tộc có vũ trang ở khu vực biên giới giáp ranh với Trung Quốc.

Ảnh minh họa.

Chiến sự bùng phát ác liệt ở Myanmar đã khiến hàng nghìn người dân Trung Quốc sống ở vùng biên giới phải tìm nơi an toàn để sơ tán. Bắc Kinh đã lên tiếng kêu gọi thực hiện một lệnh ngừng bắn giữa các lực lượng an ninh Myanmar và các nhóm chiến binh dân tộc.

Tân Hoa Xã đưa tin, cuộc tập trận phối hợp giữa lực lượng trên không và lực lượng mặt đất mà quân đội tiến hành ngày hôm qua là một phần của cuộc tập trận định kỳ hàng năm được lên kế hoạch từ trước. Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc không cho biết chính xác địa điểm tập trận.

Tờ Tân Hoa xã dẫn lời một đại tá Trung Quốc cho biết, cuộc tập trận hôm qua đã thể hiện “quyết tâm sắt đá của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa” trong việc bảo vệ an ninh cho khu vực biên giới cũng như người dân sống ở đó.

Trung Quốc đã thông báo trước với quân đội Myanmar về cuộc tập trận của họ.

Trung Quốc liên tục bày tỏ quan ngại về tình hình giao tranh ở khu vực dọc biên giới với Myanmar. Những cuộc giao tranh như vậy thỉnh thoảng đã lan sang cả phần lãnh thổ của Trung Quốc. Ví dụ như năm 2015, đã từng có 5 người dân Trung Quốc thiệt mạng vì các cuộc giao tranh giữa các lực lượng an ninh Myanmar với các nhóm dân tộc có vũ trang.

Ít nhất 160 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ, giao tranh ác liệt giữa quân đội và các nhóm dân tộc có vũ trang ở bang Shan của Myanmar trong vòng 3 tháng qua, một quan chức cấp cao của quân đội Myanmar hồi cuối tháng Hai cho biết. Hơn 20.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa, tháo chạy khỏi khu vực kể từ khi chiến sự giữa quân đội và một loạt nhóm dân tộc có vũ trang bùng lên gần biên giới với Trung Quốc vào cuối tháng 11 năm ngoái.

Tình trạng bất ổn trên đã lan rộng khắp ban phía bắc bang Shan và sang cả bang láng giềng Kachin, làm phương hại đến nỗ lực mà chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đang thực hiện nhằm kết thúc các cuộc xung đột ở khu vực biên giới kéo dài nhiều thập kỷ qua.

Các cuộc tấn công quân sự bắt đầu bùng lên từ giữa năm 2016 và tiếp tục leo thang sau khi các nhóm vũ trang được biết đến với tên gọi Liên minh Phương Bắc tiến hành một chiến dịch tấn công quy mô lớn vào bang phía bắc Shan. Quân đội đã đáp trả bằng những cuộc không kích và nã pháo hạng nặng dồn dập.

RELATED ARTICLES

Tin mới