Cuộc chiến chống khủng bố IS ở Trung Đông đã và đang đẩy Nga và Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh thậm chí đối đầu quân sự ở khu vực này.
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ có thể sẽ tiếp tục căng thẳng hơn
nữa khi cả hai nước này cùng tham gia vào chiến trường Yemen.
Cuộc chiến chống khủng bố IS ở Trung Đông đã và đang dẫn tới cuộc cạnh tranh thậm chí là đối đầu quân sự giữa Nga và Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước này tiếp tục gia tăng và xuất hiện nhiều sự kiện mới.
Ngoài chiến trường Syria, cả Nga và Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục tham gia vào cuộc chiến ở Yemen. Thông tin này được cơ quan báo chí Al-Arab thông báo.
Ông Donald Trump đã quyết định sẽ giúp đỡ, chi viện cho các đồng minh của mình trong vùng Vịnh Ba Tư, trong đó có ý định thành lập một liên minh quân sự mới để bảo vệ các nhà lãnh đạo của Yemen, tiêu diệt và xóa bỏ sự cai trị của phiến quân Houthis (lực lượng này được bảo trợ từ phía Iran).
Tổng thống Donald Trump đã dỡ bỏ lệnh hạn chế bán vũ khí cho Ả Rập, xem xét hợp tác tăng cường tình báo Mỹ và cung cấp nhiên liệu máy bay. Hoa Kỳ còn có ý định giúp đỡ Yemen trong việc giải phóng cảng Hodeidah.
Đây được coi là cửa ngõ hướng ra biển quan trọng, hiện vẫn thuộc quyền kiểm soát của phiến quân Houthis. Nếu giải phóng và kiểm soát được cảng biển này, liên minh Ả Rập chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho phiến quân Houthis.
Houthis (hay Ansar Allah) là nhóm quân sự ở miền Bắc nước này, được hình thành từ 1994 và được hậu thuẫn bởi Iran. Lực lượng này cùng với nhóm quân đội trung thành với cựu Tổng thống Saleh giành quyền kiểm soát chính quyền Yemen thông qua các hoạt động quân sự vào năm 2014-2015.
Chính vì vậy trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Saudi Arabia, ông James Mattis đã tuyên bố rằng, cần phải thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn việc Iran cung cấp tên lửa cho các phiến quân (loại tên lửa được lực lượng Houthis sử dụng để tấn công Ả Rập Xê-út).
Hoa Kỳ không muốn Iran thực hiện các chiến thuật của mình tương tự như Hezbollah (phong trào Hồi giáo Hezbollah của Liban đã huấn luyện và chiến đấu cùng với phiến quân Houthis tại khu vực giáp biên giới của Saudi Arabia) ở Yemen.
Không chỉ có Mỹ, Nga đã quyết định không ngồi yên một chỗ và sẽ tăng cường sự hiện diện của các lực lượng trong cuộc khủng hoảng ở khu vực này. Các nhà lãnh đạo Nga không ủng hộ thực hiện chiến dịch quân sự để giải phòng cảng Hodeidah hoặc thành phố Sana, thủ đô của Yemen.
Cơ quan báo chí Al-Arab nhấn mạnh rằng, sự bất đồng quan điểm của hai lực lượng tham gia vào khu vực này sẽ dẫn tới một cuộc đối đầu mới giữa hai nước. Ngoài ra, Washington cũng đang bị cáo buộc rằng, sự hiện diện của Mỹ lại làm tình hình ở Yemen trở nên xấu hơn.
Để bắt đầu kế hoạch can thiệp vào Yemen, Nga đã tham gia vào Ủy ban của nước này, trong Ủy ban này bao gồm có cả Mỹ, Vương quốc Anh, Ả Rập Saudi, UAE.
Sự xuất hiện của nhiều lực lượng tham gia vào giải quyết tình hình ở Trung Đông có thể càng làm cho tình hình khu vực này trở nên phức tạp hơn và tiềm ẩn nhiều cuộc xung đột mới.
Trước đó nhật báo Yenisafak của Arab Saudi đã dẫn lời ông Ali Akbar Valayati, cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran nói rằng, Iran sẽ can thiệp vào Yemen với sự hỗ trợ của Nga.
“Có sự hợp tác chưa từng có giữa Iran và Nga. Sự hợp tác này sẽ không chỉ giới hạn ở Syria. Một phần của sự hợp tác này có thể được nhìn thấy ở Iraq và Lebanon. Và nó sẽ còn được mở rộng ở Yemen”.
Như vậy đến lúc này có thể khẳng định Nga không chỉ sẽ tham gia chiến dịch ở Syria mà họ sẽ tiến hành chiến dịch chống khủng bố IS ở các nước khu vực Trung Đông. Nga cùng với liên minh của họ sẽ đối đầu với Mỹ cùng với đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như kiểm soát tình hình ở Trung Đông.