Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinĐịa chấn Trung Đông: Mỹ muốn gì ở Qatar?

Địa chấn Trung Đông: Mỹ muốn gì ở Qatar?

Qatar có thể là một ván bài mà Mỹ sẽ quyết chơi tất tay để giành lấy ảnh hưởng, gây sức ép chi phối Iran.

Qatar có thể đang chuẩn bị xảy ra một cuộc đảo chính.

Thiếu tướng Syria đã nghỉ hưu Muhammed Abbas chia sẻ với tờ Sputnik cho hay, có thể ở Qatar sẽ xảy ra một cuộc đảo chính và đây là chiêu thức mà Mỹ thực sự muốn chơi tất tay để chi phối Trung Đông.

Theo vị tướng Syria, nguyên nhân dẫn đến tình cảnh cô lập của Qatar hiện nay xuất phát từ việc vương quốc Hồi giáo này từ chối việc cấp tài trợ cho các hoạt động quân sự của Mỹ.

Quốc vương Qatar – ông Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani đã công khai bộc lộ quan điểm không tán thành chủ đích của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tập hợp một liên minh Ả Rập – Hồi giáo để chống Iran.

Đây là phát biểu của Quốc vương Qatar tại một lễ ra quân của lực lượng “Phục vụ quốc gia” ở Doha hôm 23/5.

Ông Sheikh Tamim cũng bảo vệ lập trường của mình ủng hộ các tổ chức thánh chiến Hồi giáo mà Qatar, cũng như Iran, coi là “kháng chiến” (chống Israel) như Hamas Palestine, Hezbollah Liban…

Trước đó, chính quyền Qatar đã có bất hòa với Arabia Saudi và nhiều quốc gia Arabia khác khi thể hiện rõ ràng thái độ khích lệ phong trào Anh em hồi giáo cầm quyền ở Ai Cập năm 2012. Trong khi phong trào này bị các nước Arabia còn lại gọi là khủng bố, gây mất ổn định chính trị và ra lệnh truy nã, Qatar được cho là nơi đã cho phép các phần tử này nương náu.

Khi chính quyền Hamas ở Gaza (tự coi là Anh em Hồi giáo của Palestine) bị Ai Cập bao vây cấm vận thì Qatar bị cáo buộc là bảo trợ chính cho hoạt động của Hamas, cả bên trong và bên ngoài Gaza.

Rõ ràng, quan điểm của ông Sheikh Tamim vừa qua cùng với những mâu thuẫn kéo dài trước đó đã khiến Arabia Saudi và nhiều đồng minh Arabia khác rất phật ý, cùng thượng khách đến từ Nhà Trắng thất vọng.

Bên cạnh đó, chính quyền Qatar hiện đang cùng chia sẻ với Iran một vùng khai thác khí đốt rộng lớn tại vùng Vịnh. Đây cũng là khu vực mà Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE) tranh chấp căng thẳng với Iran về chủ quyền ba hòn đảo trên vịnh Persic.

Mới đây, Iran đã lên tiếng ngỏ ý hỗ trợ và sẵn sàng cung cấp 3 cảng của mình cho Quatar sử dụng. Đây rõ ràng còn là động thái xác nhận cho mối quan hệ “nguy hiểm” mà giới chức Arabia phải đề phòng.

Hàng loạt bất đồng đã kéo mâu thuẫn ở vùng Vịnh lên tới đỉnh điểm mà chuyến thăm của Tổng thống Mỹ mới đây tới Saudi Arabia là mồi lửa giúp cho kế hoạch định hình lại quan hệ vùng Vịnh trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. 

Có thể, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đã đưa ra ngầm ý Arabia Saudi về việc thay đổi thể chế chính trị ở Qatar có thể phù hợp hơn với chính sách của Mỹ ở Trung Đông.

Vì vậy, theo vị tướng Syria, hoàn toàn có thể suy nghĩ mục tiêu mà Mỹ và Saudi muốn áp dụng cho Qatar là cần xem xét tới một cuộc đảo chính.

Cựu tướng Syria cho rằng, dù Kuwait và Oman đảm nhận vai trò trung gian hòa giải nhưng đây không phải là nhiệm vụ đơn giản trong điều kiện tình hình ngày càng leo thang, đặc biệt là khi Mỹ đang cắm một vai trò chủ chốt tại khu vực này.

Theo ông Simon Henderson, Giám đốc Chương trình quan hệ chính trị với các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư và về các vấn đề năng lượng tại Đại học Washington chuyên về Chính sách vùng Cận Đông, viết trên tạp chí Foreign Policy, Qatar có thể sẽ là khởi đầu của một cuộc chiến mới.

Vị chuyên gia này cho rằng, thời điểm hiện nay khi Qatar đang bị cô lập có thể so sánh với  vụ ám sát Hoàng tử nước Áo  Franz Ferdinand tại Sarajevo vào năm 1914 – cái cớ chính thức thúc đẩy bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất.

“Washington phải hành động nhanh chóng và ngăn chặn các bước tiến hướng về phía chiến tranh chứ không phải chờ cho đến khi cuộc chém giết bắt đầu”, Henderson viết.

RELATED ARTICLES

Tin mới