Mạng Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 1/12/2010 đưa tin: theo tờ “Kinh tế tân
văn” của Nhật bản số ra ngày 30/11/2010 thì đã, và sắp có tới 10 chuyến tầu vận
chuyển đất hiếm từ Trung Quốc tới Nhật Bản.
Vì sao lại có chuyện động trời như vậy?
Ai cũng biết rằng hoạt động mua bán đất hiếm mà Trung Quốc là người bán,
Nhật Bản là người mua đã bị phía Trung Quốc chủ động ngừng lại sau khi thuyền
trưởng một tầu cá Trung Quốc bị phía Nhật Bản bắt giữ hồi đầu tháng 9 vừa qua.
không thể thiếu được đối với một số ngành công nghiệp tiên tiến. Và ai cũng biết
Trung Quốc là nước sản xuất tới trên 90% lượng đất hiếm trên toàn thế giới và
thị trường Nhật Bản tiêu thụ tới 60% lượng đất hiếm mà Trung Quốc khai thác
hàng năm.
Với những thế mạnh trời cho như vậy, người Trung Quốc cho rằng họ có thể
“chơi rắn”, bất chấp thông lệ quốc tế để buộc ông bạn Nhật phải có nhượng bộ. Thế
nhưng người Nhật sau khi thả thuyền trưởng Trung Quốc đã không chịu lùi trước
anh bạn lớn nữa mà có luôn những tính toán mới như tìm cách đầu tư vào nước
khác để kiếm tìm nguồn nguyên liệu mới. Cần thấy thêm là chắc chắn kho dự trữ đất hiếm của họ còn nhiều lắm nên họ
mới có thể phớt lờ Trung Quốc như vậy, người Nhật vốn lo xa mà!
Hai đối thủ ngang tầm ngang sức nắn tay, nắn gân.. nhau một hồi. Cuối
cùng người khổng lồ Trung Quốc, sau khi tính toán cân nhắc đành chịu thua khi
thấy cái “độc chiêu” ấy không những không hạ được nguời Nhật mà còn làm cho
mình thiệt đơn thiệt kép.
Câu nói của các cụ “mềm nắn rắn
buông” quả là đúng trong trường hợp này. Và đó cũng là một bài học. Bài học này
những người lãnh đạo ở Hà Nội cầp áp dụng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên
Biển của Việt Nam; bất luận trong trường hợp nào không được mềm yếu, khuất phục
trước sức ép của Trung Quốc mà phải kiên trì đấu tranh, tăng cường mở rộng quan
hệ với các nước khác nhất là Nhật, Mỹ để tạo thêm thế và sức mạnh trong quan hệ
với Trung Quốc./.
Phùng Nguyễn