Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinHy Lạp, Ý muốn ra EU: Lời người đi trước cho Ukraine

Hy Lạp, Ý muốn ra EU: Lời người đi trước cho Ukraine

1/3 người dân Italia, Hy Lạp nghĩ rằng nước họ nên rời khỏi EU trong khi người Ukraine lại từng ngày muốn được gia nhập vào Liên minh châu Âu.

Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đòi Brexit, người dân châu Âu bắt đầu phân rã tư tưởng liên minh.

Ngày 19/6, trang tin New Europe dẫn kết quả cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy khoảng 1/3 số dân ở Italy và Hy Lạp nghĩ rằng nước họ nên rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Italy và Hy Lạp là hai nước duy nhất có tỷ lệ ủng hộ EU sụt giảm trong vòng 12 tháng qua, theo kết quả khảo sát.

 35% số người được hỏi ý kiến ở cả Italy và Hy Lạp nói rằng họ muốn rời khỏi EU, trong khi 57% bày tỏ ủng hộ việc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của nước họ trong EU.

Trung tâm Nghiên cứu Pew đã tiến hành cuộc thăm dò trên với gần 10.000 đối tượng ở Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh trong khoảng thời gian từ 2/3 – 17/4 vừa qua. 

Kết quả thăm dò dư luận trên đã thực sự gây bất ngờ bởi để được gia nhập liên minh này, mỗi quốc gia phải tuân thủ các điều kiện nhất định và Thổ Nhĩ Kỳ hay Ukraine là người hiểu niềm đau đáu đó nhất.

Người dân Ukraine những tháng đầu năm 2017 đã mong chờ từng ngày để được hưởng chế độ miễn thị thực vào EU dù là ngắn hạn.

Ngày 11/6, những người sở hữu hộ chiếu là công dân Ukraine đã có thể  nhập cảnh như khách du lịch vào các nước thuộc Hiệp định Schengen, với thời hạn không quá 90 ngày trong vòng 6 tháng và 180 ngày nếu có mục đích làm ăn buôn bán. Chế độ tự do hóa visa không cho phép những người này được quyền làm việc hoặc học tập tại châu Âu.

Đại sứ Ukraine tại Tiệp khắc  Perebiinhik trả lời phỏng vấn báo Obozrevatel, tuyên bố rằng, chế độ trên là một bước ngoặt về tinh thần đối với người dân Ukraine.

“‘Chế độ miễn visa’ cho người Ukraine cảm giác tự do, sự cuốn hút tinh thần vào môi trường châu Âu. Chế độ miễn thị thực – cho hàng triệu người dân Ukraine khả năng nhìn thấy châu Âu tận mắt những giá trị châu Âu, người châu Âu làm việc ra sao” – ông Perebiinhik nói.

Ngoài ra vị Đại sứ Ukraine này khẳng định người dân Ukraine hoàn toàn đủ sức, tiền và khả năng để sang du lịch châu Âu chứ không như những người Nga tìm cách gây khó dễ.

“Họ nói, người Ukraine không có tiền, bởi vậy chẳng đi đâu được, nhưng không phải vậy. Thậm chí sinh viên, những người trẻ tuổi, có hộ chiếu sinh học, với vài chục euro trong túi, có thể cho phép mình mua vé xe buýt vào EU. Chế độ miễn thị thực tăng khả năng ủng hộ Ukraine hội nhập Liên minh châu Âu” – vị Đại sứ Ukraine thẳng thắn.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có câu chuyện buồn về những người dân Ukraine quá khát khao tìm kiếm cuộc sống ở “miền đất hứa”.

Ngay ngày đầu tiên được áp dụng chế độ miễn thị thực này, một người phụ nữ  50 tuổi Ukraine đã cố gắng cùng với đứa con trai 8 tuổi vượt biên sang Ba Lan.

Bà đã đủ điều kiện về giấy tờ thủ tục nhưng cậu con trai thì không được. Không thể được du lịch sang Ba Lan, người phụ nữ này và cậu con trai đã bị giam giữ và phải quay lại lãnh thổ Ukraine.

Sau đó, bà mẹ quyết định cố gắng xuất cảnh lần thứ hai bằng cách giấu cậu con trai vẫn không có giấy tờ đầy đủ và trong một chiếc vali, ẩn dưới lớp quần áo. Tuy nhiên, lính kiểm soát biên phòng vẫn phát hiện một bé trai đang nằm co trong chiếc vali.

Vì tội hỗ trợ vượt biên bất hợp pháp, nữ công dân Ukraina đã bị phạt 200 zlotys (khoảng 50 USD).

RELATED ARTICLES

Tin mới