Khi Nghị quyết 2371 về việc gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên được HĐBA LHQ thông qua ngày 5/8. Các nước đi của Trung Quốc và Nga đều nằm trong toan tính trong quan hệ với Mỹ nhằm giảm thiểu bất lợi cho nước mình
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết, đây là lần đầu tiên những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất có được sự đồng thuận cao nhất.
Tổng thống Donald Trump thì hân hoan với kết quả mỹ mãn. HĐBA LHQ đã thông qua với tỷ lệ 15-0 ủng hộ biện pháp trừng phạt Triều Tiên, cả Trung Quốc và Nga đều đã đồng thuận.
Trung Quốc thông qua nghị quyết dễ dàng bởi, một phần là vấn đề đã được Washington và Bắc Kinh đã thảo luận trước, một phần vì Bắc Kinh được cho là không đưa ra thêm biện pháp đơn phương trừng phạt Bình Nhưỡng, nên chấp thuận biện pháp của LHQ là lựa chọn hợp lý trong trường hợp này.
Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên được Mỹ đề xuất trong bối cảnh Washington vừa tung ra một đòn hiểm hóc với Moscow qua việc luật hoá trừng phạt Nga.
Toan tính của Nga
Vấn đề vẫn còn đang rất nóng hổi nên việc Moscow không thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo là hoàn toàn có thể. Thậm chí để đảm bảo an toàn thì Moscow có thể bỏ phiếu trắng, khi đó nghị quyết vẫn được thông qua và Moscow không mất lòng cả Washington lẫn Bình Nhưỡng. Song Moscow đã gây bất ngờ khi dễ dàng thông qua mà không có thảo luận hay tranh luận với Washington.
Bằng việc luật hoá lệnh trừng phạt Nga, Washington cũng đã khiến cho Moscow không thể yên ổn khai thác lợi ích từ nước cờ sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga, mà từ đó đưa xung đột Ukraine thành ván cờ tàn với Mỹ và phương Tây.
Như vậy, việc luật hoá lệnh trừng phạt Nga là một nước đi đa tác hiệu của Mỹ, buộc Nga phải đánh đổi bằng thiệt hại và mất mát, vì vậy Washington chỉ việc ung dung khai thác hiệu quả từ nước đi này.
Toan tính của Trung Quốc
Ngay Nghị quyết 2371, Ngoại trưởng Trung Quốc hối thúc Triều Tiên có “quyết định khôn ngoan” sau khi Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt cứng rắn với Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Vương Nghị nói: “Nó sẽ giúp Triều Tiên đưa ra quyết định đúng đắn và khôn ngoan”, sau khi thảo luận về lệnh trừng phạt với người đồng cấp Triều Tiên Ri Hong-yo tại Manila, Philippines.
Tuy nhiên, ông Vương nhấn mạnh thương lượng là cách duy nhất để giải quyết vấn đề, sau khi Mỹ để ngỏ khả năng hành động quân sự chống lại chính quyền lãnh đạo Kim Jong-un. Vương Nghị kêu gọi nối lại đàm phán 6 bên nhằm hạn chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Đàm phán 6 nước do Trung Quốc tổ chức, với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc, bị đình chỉ năm 2009.
Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên có thái độ có trách nhiệm khi đưa ra phán xét và hành động. Chúng ta không thể làm một điều và xao lãng điều khác. Lệnh trừng phạt là cần thiết nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng. Hiện tại vấn đề bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn “nguy cấp” sau khi nghị quyết được thực thi.
Cuộc gặp giữa ông Vương và ông Ri Hong-yo khởi đầu nồng ấm, khi ông Ri liên tục có hành động ngoại giao trong lúc hai người bắt tay. Ông Vương cho rằng đã có cuộc trò chuyện rất thấu đáo”. Phía Trung Quốc hối thúc Triều Tiên bình tĩnh xử lý nghị quyết Hội đồng Bảo an mới thông qua với Triều Tiên và không làm điều gì bất lợi cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vấn đề liên quan đến những vụ thử hạt nhân.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Triều Tiên và Trung Quốc gặp trước cuộc họp thường niên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Manila. Mỹ tìm cách loại Triều Tiên khỏi diễn đàn, nhưng ông Vương cho rằng việc ông Ri tham dự cuộc họp có ý nghĩa quan trọng, giúp ông “có thể nghe gợi ý từ các bên và có quyền được bày tỏ quan điểm”.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và hai bên hài lòng khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt. Ông Tillerson cho rằng đây là “kết quả tốt”, còn bà Kang cho rằng “kết quả rất, rất tốt”.
Lệnh trừng phạt thứ 8 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với Triều Tiên nhằm phản ứng trước hai vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng trước. Nghị quyết cấm hoạt động xuất khẩu than, sắt và quặng sắt của Triều Tiên, đồng thời hạn chế việc bán chì, hải sản và xuất khẩu lao động. Biện pháp được kỳ vọng cắt giảm một phần ba doanh thu xuất khẩu thường niên trị giá ba tỷ USD của nước này.
Có thể thấy rằng, dù lệnh trừng phạt đã được luật hoá ở Mỹ và thông qua ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với nước Nga và Triều Tiên đồng nghĩa với việc buộc nước Nga phải sống chung với cấm vận trong thời hạn không xác định, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Triều Tiên, song giới chính trị Mỹ hãy đợi đấy xem Nga và Triều Tiên có sợ những lệnh trừng phạt này không.