Friday, November 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ 'mất cả chì lẫn chài' sau trừng phạt Nga

Mỹ ‘mất cả chì lẫn chài’ sau trừng phạt Nga

Không những không đánh bật được Nga khỏi thị trường châu Âu, Washington còn đẩy mối quan hệ với EU đi vào góc tối.

Khí đốt Nga vẫn tung hoành châu Âu

Theo Sputnik, ông Nicolas Meilhan, chuyên gia người Pháp về chiến lược vận tải và năng lượng cho rằng, các lệnh trừng phạt mới mà Washington áp đặt lên Moscow sẽ kéo giãn mối quan hệ giữa EU và Mỹ.

”Mặc dù các biện pháp trừng phạt Nga không ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty châu Âu, nhưng đối với châu Âu, Mỹ đã đi quá xa trong chuyện này.

Châu Âu có thể im lặng, nhưng khi lợi ích kinh doanh của họ bất lợi, thì các biện pháp trừng phạt của Washington sẽ chỉ khiến cho châu Âu ngày càng rời xa khỏi Mỹ”, ông Meilhan nói.

Ông Meilhan khẳng định, một số người nghĩ rằng khí đốt của Mỹ sẽ đánh bật Nga ra khỏi thị trường châu Âu, nhưng điều đó sẽ không xảy ra. Nga vẫn là nhà cung cấp dầu và khí đốt chính cho châu Âu trong tương lai.

Hồi đầu tháng 8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật nhằm áp dụng những biện pháp chế tài rộng khắp đối với Nga, Iran và Triều Tiên.

Trong đó, các lệnh trừng phạt dành cho Nga phần lớn nhắm vào việc hạn chế giao dịch với các ngân hàng và các công ty năng lượng Nga cũng như chống lại dự án xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Tuy nhiên, bất kể những áp lực mới từ phía Mỹ, Bộ trưởng Năng lượng Nga, ông Alexander Novak, khẳng định rằng dự án Nord Stream 2 vẫn sẽ được thực hiện đúng thời hạn.

”Từ thực tế các nước châu Âu quan tâm đến nguồn cung khí đốt từ Nga vì nhu cầu tiêu thụ của họ tăng trong khi sản lượng lại giảm, chúng tôi tự tin rằng đường ống Nord Stream 2 sẽ được thực hiện đúng kế hoạch. Ít nhất là cho đến hôm nay, dự án vẫn đang được tiến hành”, ông Novak cho hay.

Mối quan hệ Mỹ-EU rạn nứt

Gazprom, tập đoàn tinh lọc khí thiên nhiên lớn nhất thế giới của Nga, và các đối tác châu Âu hiện cùng làm việc cho cả hai dự án đường ống, bao gồm Nord Stream 2 và Turkish Stream. Các ống dẫn đã được thanh toán và hầu hết công việc chuẩn bị đều đã được thực hiện.

Do đó, những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đã bị Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU phản đối, đồng thời lo ngại rằng các dự án năng lượng trên sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, chính sách trừng phạt lần này của Mỹ không phải là ”công cụ thích hợp” để thúc đẩy lợi ích xuất khẩu của một quốc gia hoặc ngành năng lượng.

Với việc luật hoá trừng phạt Nga, Washington bị cho là chỉ xem trọng mục đích mà quên đi lợi ích của đồng minh. Nhiều ý kiến cho rằng, EU sẽ bắt tay Nga phá rào luật trừng phạt Nga của Mỹ để giảm thiểu thiệt hại vì hy sinh cho mưu đồ của đồng minh.

My 'mat ca chi lan chai' sau trung phat Nga
Mối quan hệ Mỹ-EU rạn nứt sau lệnh trừng phạt Nga

Bản thân các chuyên gia Mỹ cũng thừa nhận, lệnh trừng phạt mới không chỉ làm trầm trọng những căng thẳng Mỹ-Nga mà còn đẩy mối xung đột đang tăng giữa châu Âu và Mỹ trở nên công khai.

Các điều khoản trong luật trừng phạt vừa được thông qua nhằm vào các công ty năng lượng Nga, song cũng đồng thời mang hàm ý trừng phạt các công ty của châu Âu làm ăn với Nga.

Nhiều người ở châu Âu coi luật trừng phạt này là một biện pháp bạo lực buộc châu Âu phải quay sang Mỹ thay vì Nga để đáp ứng được các nhu cầu năng lượng của mình.

Tuy nhiên, giống như lời nhận định của chuyên gia người Pháp Nicolas Meilhan đề cập ở phần trên, điều đó sẽ không xảy ra. Nga vẫn là nhà cung cấp dầu và khí đốt chính cho châu Âu trong tương lai.

RELATED ARTICLES

Tin mới