Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐàm luậnMỗi cuộc chiến tranh đều bắt đầu từ những xung đột

Mỗi cuộc chiến tranh đều bắt đầu từ những xung đột

Thế giới đã bước sang thế kỷ 21 được 17 năm. Đó là 17 năm nhân loại chứng kiến rất nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, khủng bố. Còn nếu nhìn lại thế kỷ 21 chúng ta sẽ thấy một con số kinh hoàng. Chỉ tính riêng trong 50 năm cuối của thế kỷ 20, đã xảy ra 260 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang.

Trong suốt toàn bộ lịch sử nhân loại, con người chỉ sống 292 năm trong điều kiện hòa bình, nghĩa là trong 100 năm không có một tuần lễ hòa bình. Điển hình là thế kỷ 20 đã kết thúc bằng hai cuộc chiến tranh đẫm máu là Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Kosovo.

Thế giới hiện đại có một nghịch lý bi thảm là, trong khi các dân tộc và các quốc gia nhận thức rõ ràng họ đang sống trong một thế giới gồm các nước phụ thuộc lẫn nhau, nhưng vẫn không thể loại trừ được chiến tranh như là một phương tiện giải quyết các mâu thuẫn khác. Mặc dù loài người đã cơ bản ngăn chặn được khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ 3 trong giai đoạn chạy đua vũ trang, nhưng việc dùng vũ khí để giải quyết các tình huống xung đột vẫn là một nét đặc trưng của thời đại ngày nay.

Vì lẽ đó, việc nghiên cứu tính chất và đặc điểm các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự, từ đó rút ra những bài học cần thiết để phát triển chiến lược và nghệ thuật quân sự sẽ vẫn là một yêu cầu cấp thiết của thế kỷ 21.

Theo các chuyên gia, các nhà phân tích, có 5 “điểm nóng” trên thế giới hiện nay có thể “bùng nổ” thành chiến tranh thế giới thứ 3 bất cứ lúc nào nếu như không kiểm soát một cách hiệu quả. Người đứng đầu các quốc gia cần phải hiểu nơi càng nguy hiểm bao nhiêu càng có thể dẫn tới chiến tranh bấy nhiêu. Cần làm mọi thứ để ngăn chặn sự gia tăng căng thẳng tại các “điểm nóng” có thể “bốc cháy” thành chiến tranh bất cứ lúc nào. Mỗi cuộc chiến tranh toàn cầu đều bắt đầu từ những cuộc xung đột nhỏ.

Cùng với việc tìm nguyên nhân dẫn tới một cuộc đại chiến thế giới mới, các chuyên gia Thụy Điển thuộc báo Aftonbladet, đã đưa ra 5 địa điểm trên hành tinh có thể bùng nổ những xung đột đầu tiên. Nghiên cứu nêu trên được đưa ra sau lời tuyên bố của Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Corker rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có khả năng dẫn dắt nước này theo “con đường dẫn tới Thế chiến thứ 3”.

Thứ 1 – Triều Tiên: Theo các chuyên gia, vùng bùng nổ đầu tiên đương nhiên là Triều Tiên, quốc gia liên tục tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, khiến cho Mỹ vô cùng tức tối. Người Mỹ lo sợ rằng vũ khí mới của chính quyền Bình Nhưỡng có thể tấn công vùng lãnh thổ đảo Guam hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ khác của Mỹ.

Thứ 2 – Biển Đông: Theo các chuyên gia Thụy Điển, Biển Đông là vùng căng thẳng thứ 2 trên thế giới. Khu vực này tập trung một số lượng lớn vũ khí. Tình hình ở Biển Đông cũng là một mối quan tâm vì bất kỳ sự đối đầu hay va chạm nào giữa các tàu chiến của Hoa Kỳ với các đơn vị hải quân và không quân Trung Quốc cũng sẽ dẫn đến nguy hiểm.

Khi một trong các bên là Mỹ hay Trung Quốc mất kiểm soát, có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Bởi nếu xảy ra cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc tự nó đã là một thảm họa, và khi đó, Nhật Bản và Ấn Độ có thể sẽ can thiệp vào cuộc chiến này.

Kể từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tăng cường nạo vét lòng biển, phá rạn san hô và xây căn cứ quân sự ở đây, dẫn đến gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Thứ 3 – Những mâu thuẫn biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Những mâu thuẫn này mặc dù đã tồn tại trong nhiều năm, song bất cứ lúc nào nó cũng có thể trở nên trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia, một điểm nóng nữa của thế giới là vùng biên giới Ấn Độ và Pakistan, nơi đã xảy ra vài cuộc chiến tranh để giành khu vực Kashmir. Đồng thời, cả hai quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân – không dưới 100 đầu đạn nguyên tử. Theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể hình dung ra một kịch bản chiến tranh hạt nhân bắt đầu từ đây.

Nếu các nhóm cực đoan được tài trợ bởi Pakistan sẽ làm một cái gì đó tương tự như tấn công khủng bố ở Mumbai, thì sự kiên nhẫn của Ấn Độ lúc đó sẽ không còn.

Và nếu Pakistan sẽ phải chịu một thất bại nghiêm trọng nếu xung đột xảy ra, khi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (có thể là cách duy nhất nước này sử dụng). Sau đó, Mỹ – nước trong những năm gần đây ngày càng xích lại gần với Ấn Độ sẽ có thể tham gia vào cuộc xung đột này và Trung Quốc, nếu nước này quyết định cần phải làm điều gì đó để bảo vệ Pakistan.

Thứ 4 – Biên giới Trung Quốc và Ấn Độ: Những bất đồng tại khu vực này đã được tích lũy trong một thời gian dài, nhưng cho đến nay bầu không khí vẫn đang tương đối bình yên. Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi khi quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan ấm dần lên.

Thứ 5 – Các nước vùng Baltic: Các chuyên gia cho rằng chính ở đây tồn tại một trong những mối nguy lớn nhất – tham vọng ngày càng cao của Nga đối với châu Âu. Chính giới châu Âu lo ngại về một cuộc đối đầu mới, khi nhớ lại sự kiện năm 2014 ở bán đảo Crimea.

Ngoài ra, sự leo thang của các sự kiện ở Ukraine cũng là nguy cơ dễ bùng phát chiến tranh. Những sự kiện ở Ukraine phụ thuộc phần lớn vào cách NATO sẵn sàng can thiệp vào tình hình ở đây như thế nào.

Nếu xảy ra xung đột Nga – Ukraine, Nga sẽ “check” được sự can thiệp của NATO bằng cách thông qua các biện pháp để xác định sự “động binh” của khối này. Bởi theo điều lệ của NATO, bất kỳ một cuộc tấn công hay đe dọa tấn công nghiêm trọng vào một trong các nước thành viên đồng nghĩa với tấn công, đe dọa tấn công toàn khối, và đó là cớ để NATO có những hành động quân sự.

Ngày nay có thể các nước không “hiểu hết” chiến tranh nguy hiểm như thế nào. Hơn bao giờ hết các nhà lãnh đạo của các quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới phải cảnh giác và ngăn chặn sự leo thang của các cuộc khủng hoảng.

RELATED ARTICLES

Tin mới