Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLàm xong sân bay ở bãi Chữ Thập, Trung Quốc sẽ làm...

Làm xong sân bay ở bãi Chữ Thập, Trung Quốc sẽ làm gì?

Ngày 3-7, tờ Today khuyến cáo, những động thái hiện nay của Trung Quốc tại Biển Đông đang làm gia tăng mối quan ngại quân sự hóa khu vực. Bởi nhiều nhận định và bình luận, cũng như phân tích của giới chuyên môn đã và đang được đưa ra sau khi những bức ảnh vệ tinh mới nhất của Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI – tổ chức theo dõi các diễn biến trên vùng biển Đông Á) công bố, trong đó có những bức mới chụp hôm 28-6 tại bãi đá Chữ Thập.

 

Bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma, Trường Sa

Theo nhận định của tờ The Guardian (Anh), đường băng 3.000 m tại bãi đá Chữ Thập đủ dài và rộng để hầu hết các loại máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng. Theo AMTI, đường băng này đang trong giai đoạn được phủ lớp vật liệu trên cùng với ghi dấu chỉ dẫn, và Trung Quốc còn xây dựng trái phép 2 bãi đỗ trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar tại bãi đá Chữ Thập. Hiện diện tích tại đây đã được mở rộng tới 2,74 km2.

Và điều này đang đặt ra nhiều câu hỏi đối với các nước hữu quan. Bởi chỉ cách đây chưa đầy 2 tháng, một tư lệnh quân đội Mỹ từng dự đoán, đường băng kể trên sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2015, nhưng với tốc độ đảo hóa chóng mặt hiện nay, giới quân sự cho rằng, đường băng mà Trung Quốc xây dựng tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể đi vào hoạt động trong vài tháng tới. Mà đâu chỉ có bãi đá Chữ Thập, Trung Quốc cũng đã xây dựng một cơ sở quân sự cao tầng rộng khoảng 3.000 m2, trong khi 2 trạm radar đang được hoàn thiện tại bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam.

Vậy sau khi xây dựng xong các căn cứ quân sự này, bước tiếp theo của Trung Quốc là gì?

Liệu có thể tin được vào lời của giới lãnh đạo Bắc Kinh là “ chỉ dùng cho mục đích dân sự và nhân đạo” hay không?

Tất nhiên là chỉ có đám trẻ con thích đồ chơi Trung Quốc mới tin điều đó. Còn với người có suy nghĩ, chắc chắn là chẳng ai tin, bởi lẽ, từ xưa tới nay, Trung Quốc vốn nổi tiếng là “ đổi trắng thay đen”, và “ tiền hậu bất nhất”. Và như một bài báo trước chúng tôi phân tích tính chất con buôn và lưu manh chính trị của lãnh đạo Bắc Kinh, thì thế nào Trung Quốc cũng có bước đi tiếp theo liều lĩnh, manh động và dĩ nhiên là bất chấp luật pháp quốc tế.

 Chắc chắn là sau khi hoàn thiện các cơ sở quân sự tại một số đảo nhân tạo, Bắc Kinh sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và sử dụng nó để làm bàn đạp vươn tới những khu vực đang có tranh chấp khác. Nếu nước nào không “tuân thủ”, sẽ lập tức bị Bắc Kinh “gây sự”.

Đương nhiên, Mỹ và các nước hữu quan sẽ không để Bắc Kinh thực hiện tham vọng độc bá Biển Đông. Bởi nếu làm ngơ, “lợi ích cốt lõi” của họ tại khu vưc này không những sẽ bị ảnh hưởng, mà còn bị lấn lướt trong các lĩnh vực khác.

Nhưng qua những gì mà Mỹ thể hiện trong thời gian gần đây với Trung Quốc, thì rõ ràng, Mỹ cũng  chỉ dám “ nói để mà nói”, còn bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng, mạnh mẽ thì Mỹ luôn tránh né.

Vì thế, nếu Trung Quốc có lập vùng nhận dạng phòng không; có đưa thêm tàu chiến, và xây dựng các đảo trái phép này thành những căn cứ quân sự -hậu cần khổng lồ, thì Mỹ cũng chỉ dám dùng “ võ mồm”.

Hoàn thiện xong các căn cứ này, Trung Quốc sẽ lùa đội quân tàu cá có vũ trang  xuống khu vực Trường Sa, và sự  phức tạp sẽ nảy sinh chính từ đội quân này.

Bởi một khi có đủ xăng dầu, đủ lương thực, thì đội lính “ hải quân” đội lốt ngư dân này sẽ tung hoành ở Biển Đông. Và ai dám bắt, dám bắn, dám cho nổ tan những tàu cá này? Chỉ cần một tiếng súng nổ, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ giở trò “ cào mặt ăn vạ”, và đó là cái cớ cho các đòn tấn công quân sự khác.

Dư luận cũng quan tâm tới bình luận của ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên của tờ The Diplomat cảnh báo (2-7) về khả năng Trung Quốc có thể sử dụng những căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo để gây áp lực, thậm chí tấn công các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Và “cuộc chơi” mới chỉ bắt đầu bởi sau khi thông báo đã bồi lấp, và xây dựng xong một số đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Bắc Kinh bắt đầu chuyển trọng tâm sang hoàn tất các cơ sở quân sự tại đây. Và động thái quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa của Bắc Kinh đang gây mất ổn định khu vực, vi phạm các cam kết mà Trung Quốc đã thỏa thuận với các nước láng giềng, thậm chí đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Ngày 1-7, tờ Want China Times dẫn nhận định của một số học giả Mỹ và Trung Quốc cho rằng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi lấp và xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam sẽ chỉ là mồi ngon cho tên lửa nếu xảy ra một cuộc xung đột hải quân trên Biển Đông./.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới