Monday, September 23, 2024
Trang chủĐàm luận"Con đường tơ lụa" hay "Con đường xâm lăng"?

“Con đường tơ lụa” hay “Con đường xâm lăng”?

Khi đưa ra chiến lược “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc coi đây là một sáng kiến nhằm kết nối các nền kinh tế, vì vậy họ hô hào, kêu gọi đồng thời vừa gây sức ép vừa đưa ra mồi nhử là việc đầu tư lớn, nhiều tỉ Đô la vào các nước nằm trên trục đường đó.

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Trung Quốc đã ký kết xây đập thủy điện trị giá 2,5 tỉ Đô la ở Nepal và cam kết ưu tiên phát triển khoảng 15 dự án nhiệt điện khác với tổng giá trị 2,2 tỉ Đô la.

Với Pakistan, Trung Quốc cũng đã ký kết kế hoạch xây đập thủy điện trị giá 14 tỉ Đô la. với công suất phát điện là 4.500 MW.

Không chỉ Nepal và Pakistan mà còn một số nước lúc đầu đều hoan nghênh vốn dầu tư của Trung Quốc giúp cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhưng ngay sau đó một số nước bắt đầu e ngại, một số nước không mặn mà, một số nước bày tỏ ý kiến phản đối và cảnh báo âm mưu thực sự của Trung Quốc với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Một số chuyên gia phân tích và kêu gọi các nước hãy cảnh giác với Trung Quốc. Vì, nhờ thực lực kinh tế, họ bắt đầu tìm cách đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt như điện, giao thông với các điều kiện có lợi cho Trung Quốc để dần dần họ nắm yết hầu của các nền kinh tế, đồng thời là điều kiện để hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Từ thao túng kinh tế, Trung Quốc sẽ tiến tới thao túng về chính trị, một hình thức thực dân kiểu Trung Quốc.

Trước các phân tích và cảnh báo của các chuyên gia Quốc tế, một số nước bắt đầu cảnh giác và có hành động cụ thể về “Con đường tơ lụa” mà không “tơ lụa” như họ lầm tưởng.

Ngày 16/11/2017, tờ báo Express Tribune của Pakistan dẫn lời ông Muzammil Hussain, chủ tịch cơ quan phát triển nước và điện Pakistan, nói rằng kế hoạch Trung Quốc xây con đập Diamer Bahasha 14 tỉ USD bị hủy do những điều kiện mà Bắc Kinh đưa ra để cấp vốn cho dự án là “không thể thực hiện được và đi ngược lại lợi ích của chúng tôi”.

Những điều kiện này là Trung Quốc nắm quyền sở hữu, vận hành và bảo trì con đập, đồng thời họ hứa sẽ bù lại bằng việc xây một con đập khác ở Pakistan.

Tở Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cũng đã xác nhận dự án nêu trên của Trung Quốc đã bị loại khỏi khuôn khổ hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, một thành tố quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Pakistan cũng đã quyết định sẽ tự mình lo tài chính cho dự án và việc xây đập vẫn sẽ được triển khai mà không cần sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Ngay trước đó Nepal cũng đã hủy dự án của một công ty quốc doanh Trung Quốc sẽ xây một đập thủy điện trị giá 2,5 tỉ USD ở nước này.

Myanmar cũng đã hủy dự án thủy điện Myitsone mà một công ty Trung Quốc dự định xây ở Myanmar với lí do lo ngại về môi trường.

Mặc dù ông Zhao Gancheng, một chuyên gia về Nam Á thuộc học viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho rằng: “Chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu những vấn đề tương tự xảy ra tại các dự án của Trung Quốc ở nước ngoài trong tương lai. Và điều này sẽ không làm thay đổi bức tranh lớn”. Nhưng, rõ ràng với việc các nước đồng loạt dừng các dự án của Trung Quốc trên trục “Vành đai và Con đường” hay còn gọi là “Con đường tơ lụa” mới, vì họ đã nhận ra đây không phải là “Con đường tơ lụa” mà là “Con đường xâm lăng”.

RELATED ARTICLES

Tin mới