Sunday, September 29, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 04/12/2017

Bản tin Biển Đông ngày 04/12/2017

Bản tin Biển Đông ngày 04/12/2017.

Thủ hiến Malaysia tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động tuần tra trên Biển Đông

Ngày 4/12, trang The Borneo Post đưa tin, sáng ngày 4/12, Thủ hiến Malaysia Datuk Patinggi Abang Johari Tun Openg đã chính thức công bố Máy bay Tuần tra Thế hệ mới (NGPC) KM Sri Aman sẽ được đưa vào sử dụng bởi Cơ quan Chấp pháp Biển Malaysia (MMEA) khu vực Sarawak để tăng cường hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Ông cho biết thêm, tài nguyên biển của Malaysia trong nhiều năm vừa qua đã gây sự chú ý đối với hàng trăm tàu cá nước ngoài đến đánh bắt bất hợp pháp trên các vùng biển của nước này, gây thiệt hại to lớn đối với ngành thuỷ sản Malaysia. Ông Abang Johari cho hay với phương tiện hiện đại mới này, khu vực Sarawak của MMEA sẽ có thể giám sát tốt hơn khu vực. Máy bay tuần tra mới này có chiều dài 44 mét, rộng 7,7 mét và được trang bị một vòi Aselsan Smash  dài 33 mét có thể bắn 200 lượt/phút trong bán kính từ 15 – 20 km.

Philippines và Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán về Biển Đông vào đầu năm 2018

Ngày 03/12, hãng ABS – CBN đưa tin, ngày 2/12, phát biểu bên lề một diễn đàn tại Manila, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Roman cho hay các cuộc đàm phán chính thức giữa Manila và Bắc Kinh nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đang tồn đọng ở Biển Đông sẽ được tổ chức vào đầu năm 2018 tại Philippines và hai bên đang thoả thuận sắp xếp về vấn đề này. Ông Sta. Romana cho biết: “Mặc dù còn nhiều khác biệt song đây là bước khởi đầu để có thể nỗ lực chia sẻ và giải quyết vấn đề, thông qua tìm hiểu lập trường các bên”

Không lực Trung Quốc tăng cường phô trương sức mạnh, ngang  nhiên đưa tàu bay đến Biển Đông diễn tập

Ngày 2/12, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Không lực Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tuyên bố một đội tàu bay nội địa Y-9 thuộc Hạm đội phía Tây “đã bay hàng ngàn ki-lô-mét” để diễn tập hoạt động đổ bộ trên “một đảo” ở Biển Đông và trở về ngay hôm đó. Theo đó, cuộc diễn tập được thực hiện trong điều kiện tác chiến giả định, không có dữ liệu về thời tiết hay mệnh lệnh từ trung tâm chỉ huy nào. Theo các chuyên gia quân sự nhận định, đây được xem là “một nỗ lực nhằm phô trương khả năng của PLA ngăn chặn các cuộc tấn công từ biển và huy động các lực lượng khác nhau trong trường hợp xảy ra khủng hoảng”. Đáng lo ngại, theo ông Yue Gang, tướng nghỉ hưu của PLA cho biết, Y-9 hoàn tàon có khả năng đổ bộ “bất cứ vị trí nào ở Biển Đông” vì các máy bay Y-9 có thể xử lý mọi vụ việc nhỏ diễn ra ở vùng biển này, cho thấy sự phát triển về khả năng linh hoạt của quân đội Trung Quốc”. Trong khi đó, Collin Koh, một nghiên cứu viên về an ninh hàng hải thuộc Đại học Công nghệ Singapore Nanyang cho rằng việc triển khai đội tàu bay từ Hạm đội phía Tây trên biên giới giáp với Ấn Độ tới Hạm đội phía Nam tại  Biển Đông cho thấy “các đơn vị thuộc PLA đang gắn kết lại với nhau” nhưng cho đến nay “vẫn chưa rõ Hạm đội phía Tây thực sự có thể hỗ trợ được bao nhiêu vào khu vực Biển Đông trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở khu vực này do có thể sẽ có vấn đề đối với khu vực dọc theo biên giới đang tranh chấp Trung- Ấn”.

Phải chăng Trung Quốc đang làm suy yếu khối ASEAN?

Ngày 2/12, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng bài viết “Phải chăng Trung Quốc đang làm suy yếu khối ASEAN?” của nhà báo Laura Zhou. Tác giả bài viết cho hay, theo các chuyên gia nghiên cứu khu vực cho biết, việc Bắc Kinh đang đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước láng giềng Đông Nam Á cho thấy một sự thay đổi của Bắc Kinh nhằm xua tan sự nghi ngờ trong khu vực đối với sự chi phối về kinh tế và các hoạt động quân sự hoá của nước này ở Biển Đông, bằng cách kết hợp cả chiến lược ngoại giao “một ăn một” và viện trợ kinh tế. Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại cho rằng, thông qua việc lôi kéo các nước láng giềng ở khu vực, Trung Quốc đang mở rộng quan hệ với một số nước và đặt phép thử đối với sự liên kết trong khối ASEAN trong một số vấn đề lớn, chẳng hạn như vấn đề Biển Đông. Theo Phó Giáo sư Jay Batongbacal, Đại học Philippines, Trung Quốc một mặt liên tiếp nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết tranh chấp biển thông qua đàm phán song phương nhưng mặt khác lại tạo ra một mạng lưới quan hệ mà ở đó Trung Quốc có thể tự đặt mình vào “vị trí trung tâm quyền lực của khu vực”. Ông Batongbacal cũng nhận định rằng, điều này đã “gây ra mối lo ngại tự nhiên rằng ASEAN có thể sẽ phải đánh mất vai trò trung tâm của mình khi các nước thành viên tập trung nhiều hơn cho quan hệ với Trung Quốc thay vì quan hệ nội khối ASEAN”.

RELATED ARTICLES

Tin mới