Sunday, September 29, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVụ tàu TQ xâm phạm vùng biển VN khuấy động dư luận...

Vụ tàu TQ xâm phạm vùng biển VN khuấy động dư luận quốc nội và quốc tế

* Ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập
vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam,
uy hiếp và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02.

*  Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi
thường thiệt hại.

* Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng
biển Việt Nam.

Biendong.net Gần một tuần nay, trên trang
nhất của tất cả các tờ báo quốc nội đều chạy những hàng tít lớn để phản ứng mạnh
mẽ về hành vi chà đạp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong sự kiện trên,
trong khi các hãng thông tấn quốc tế như BBC, AP, Reuters, RFI… cũng đều đã lên
tiếng theo hướng thiếu thiện cảm với hoạt động bất chấp công lý của Bắc Kinh.

Sự việc diễn ra trong buổi sáng ngày
26/5 khi vào hồi 5h58’ tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) bị 3 tàu Hải giám số 72, 17 và 84 của Trung
Quốc cắt cáp thăm dò. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12 độ 48’25” Bắc và 111 độ
26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên khoảng 120 hải lý, tờ Tuổi Trẻ cho biết.

Các nguồn tin bên lề còn
cho hay 1 trong 3 tàu Hải giám của Trung Quốc mới được hạ thủy gần 1 tháng nay
và nó được thiết kế bộ phận cắt cáp khá hiện đại. Thiết nghĩ Trung Quốc đã
thiết kế chiếc tàu phá hoại này nhằm khiêu khích các hoạt động thăm dò của các
tàu địa chấn.

Tờ Vnexpress khẳng định Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò
hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, là khu vực
Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán chính đáng mà không một nước nào có
thể tranh chấp khi chiếu theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS 1982). Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh,
tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.

Điểm dễ nhận thấy là phản
ứng của các tờ báo quốc nội lần này nhanh chóng và thể hiện sự bất bình ở mức
rất cao, điều ít thấy trong vài năm trước đây. Tàu Trung Quốc táo tợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam, báo Tuổi Trẻ chạy tít, trong khi tờ Sài Gòn Tiếp Thị cáo buộc “… những hành động ngang ngược…  Ngoài ra, Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển, “Trung Quốc chà đạp luật pháp quốc tế”, “… hành vi trắng trợn”… là những cụm từ phổ biến trong các bài báo của VietNamNet, VnExpress, Dân
Trí, Thanh Niên

Đây là một
trong những dấu hiệu mà như ý kiến một số học giả tại các Hội thảo quốc tế về
Biển Đông được tổ chức trong nước, cho thấy cách tiếp cận của Hà Nội đối với
vấn đề Biển Đông đã thay đổi. Các học giả này cho rằng trước kia vấn đề Biển
Đông là đề tài nhạy cảm, sau đó trở nên bình thường và nay đã được thảo luận
sâu rộng.

Người phát
ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam
cũng nhanh chóng lên tiếng với giọng điệu đanh thép hơn rất nhiều. Bà Nguyễn
Phương Nga khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại khu vực
tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, lên án hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh bồi thường
thiệt hại.

“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay,
không để tái diễn những hành động vi phạm…”
vì nó “trái
với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng
xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như nhận thức chung cảu lãnh đạo cấp cao
hai nước Việt Nam và Trung Quốc”
, bà Nga nêu rõ trong buổi họp báo chiều
ngày 29/5 tại Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh “Hải
quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…”

VN có thể kiện TQ ra Tòa án quốc tế

Thạc sỹ Luật Hoàng Việt từ một trường Đại học Luật tại Sài Gòn
nhấn mạnh quan điểm trên trong một bài viết trên báo Pháp Luật Tp. Hồ Chí Minh. Viện dẫn việc năm 2004, Guyana đưa vấn đề ra một Tòa án Trọng tài để kiện (và
thắng kiện) Suriname liên quan một sự việc tương tự sự kiện tàu Bình Minh ở trên,
ông Việt khẳng định “Trước hành vi bị xâm
phạm chủ quyền, các nước có thể sử dụng biện pháp kiện ra tòa án quốc tế về
Luật Biển hoặc có thể nhờ một tòa án trọng tài quốc tế để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình”.

Tuy nhiên, phản hồi lại ý kiến của ông Việt,
nhiều độc giả cho rằng chính sách của Trung Quốc hiện nay là bất chấp luật pháp
quốc tế để “ức hiếp” các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines…, nên Bắc Kinh
chắc chắn sẽ không chấp thuận ra Tòa để mà thua kiện.

Trong khi đó, trả lời báo Vnexpress, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên
giới của Chính phủ, nay là Ủy ban Biên giới Quốc gia,  Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần gửi lưu chiểu tại Liên Hợp quốc, công
bố tất cả bằng chứng vi phạm này cho cả thế giới biết, đưa ra các cơ quan tài
phán quốc tế, tòa án luật biển của Liên hợp quốc. Ông nhấn mạnh thêm bằng một
quan điểm cứng rắn:“Chủ trương của Việt Nam là
hòa bình, nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm thì chúng ta có thể dùng mọi biện
pháp chính đáng và hợp pháp để bảo vệ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.”
“Còn cụ thể trước hành động xâm phạm chủ
quyền, xâm phạm an ninh và phá hoại lợi ích kinh tế, quốc gia ven biển nào cũng
đủ quyền để sử dụng sức mạnh tự vệ. Chúng ta có quyền xử phạt các tàu vi phạm,
hành xử theo đúng quy định pháp luật”.

Dư luận quốc tế ủng hộ VN

Cũng như đối với hai hội
thảo quốc tế về Biển Đông do Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh gần
đây, nhiều hãng thông tấn toàn cầu đã đưa tin, bình luận đậm nét về sự kiện tàu Bình
Minh 02.

Tờ Finacial
Times
(Anh), dẫn lời một chuyên gia về Việt Nam, ông Carl Thayer, thuộc Học
viện Quốc phòng Úc: “Trung Quốc trơ trẽn
khẳng định chủ quyền của mình bằng hành động như vậy và họ có những ưu thế về
phương tiện để trấn áp nước khác”.

Trong khi đó, tại Mỹ, Báo Forbes
chạy tít  “Việt Nam tố
cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền”
. Hãng tin chuyên về kinh tế Bloomberg đăng tin “Việt Nam cáo buộc Trung Quốc làm hư hại tàu khảo sát
của Việt Nam”
.
Các báo khẳng định ba tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp khảo sát của tàu Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ở thềm lục địa, 120 hải lý cách tỉnh Phú Yên.

Bangkok
Post
Taipei Times dẫn nguồn AFP cho biết, việc tàu Trung Quốc cắt cáp
tàu Việt Nam “đi ngược lại tinh
thần”
của thỏa ước về biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN.

Đáng chú ý, việc một số hãng tin từ xưa đến
nay ít chú ý đến khu vực Đông Nam Á loan tin về sự kiện tàu Bình Minh 02 cho
thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc đối với dư luận quốc tế. Báo Upstream (Na Uy), có bài “Tàu Trung Quốc quấy
nhiễu tàu khảo sát của Việt Nam”
, thuật lại sự kiện tàu Bình Minh 02
phát hiện ba tàu hải giám Trung Quốc trên radar vào rạng sáng 26-5 và khoảng 1
tiếng sau tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Hãng
tin RNW (Hà Lan) đăng bài nhận
định Việt Nam
tố cáo Trung Quốc làm xấu thêm tranh chấp về biển Đông./.

N.N

 

RELATED ARTICLES

Tin mới