Monday, November 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiS-400 Trung Quốc không thể thay đối cục diện

S-400 Trung Quốc không thể thay đối cục diện

Bất chấp việc được phương Tây đánh giá cao khi S-400 có mặt trong lực lượng phòng không Trung Quốc, Nhật cho rằng vũ khí này không thể thay đổi được gì.

Hệ thống S-400.

Nhận định trên được chuyên gia J. Michael Cole nói đến trong bài viết trên Tạp chí Diplomat mới đây sau khi Nga tuyên bố sẽ sớm chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc.

Theo Giám đốc điều hành tập đoàn Rostec của Nga, ông Sergey Chemezov, Moscow sẽ sớm bắt đầu công tác chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của báo giới, ông Chemezov nêu rõ: “Trong tương lai gần. Hiện công tác sản xuất đang được tiến hành. Mọi thứ đang diễn ra đúng như trong hợp đồng”.

Ngay khi thông tin này được công bố, chuyên gia J. Michael Cole đã có phân tích khá thú vị và cho rằng, mối nguy hiểm với các nước láng giềng khi Trung Quốc sở hữu hệ thống S-400 là khá rõ, tuy nhiên theo vị chuyên gia này, không nên quá lo ngại và vội coi S-400 là vũ khí thay đổi cục diện chiến đấu.

Theo phân tích của J. Michael Cole, mặc dù cả Nga và Trung Quốc chuẩn bị được tiếp nhận vũ khí tối tân này nhưng hiện vẫn chưa rõ Nga cung cấp cho khách hàng này loại tên lửa nào.

Theo giới thiệu của tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport (Nga), hiện nay trong thành phần của tổ hợp phòng không S-400, có tên lửa tầm xa 40N6 có tầm bắn theo thiết kế là 400km. Nhưng loại tên lửa tầm xa 40N6 có được bán cho Trung Quốc hay không vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Ngoài tên lửa 40N6 còn có tên lửa tầm trung 48N6, với tầm bắn tối đa 250km.

Trong khi đó, chuyên gia Roger Cliff thuộc Viện Project 2049 cũng cho rằng, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc bố trí tất cả các tổ hợp S-400 ngay dọc bờ biển và biên giới nước này thì dù Moscow có đồng ý bán tên lửa 40N6, các hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cũng khó mà bao phủ toàn bộ các thành phố và khu vực mà bài báo đề cập.

Theo Roger Cliff, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cách bở biển Trung Quốc 200 hải lý về phía đông (xấp xỉ 370km) nên nó nằm ngay sát giới hạn tầm bắn tối đa của tên lửa 4N06.

Để bao phủ không phận đảo Đài Loan, Trung Quốc, hệ thống S-400 phải được trang bị tên lửa tầm xa 40N6 và chúng phải được triển khai dọc bờ biển tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tuy nhiên, việc triển khai theo phương án này sẽ khiến S-400 phải chịu những hạn chế lớn, theo Roger Cliff.

Roger Cliff tiết lộ, trước đây, một trạm radar được bố trí sát bờ biển không thể quan sát được bất cứ mục tiêu nào ở tầm cao dưới 3,6 km, cách xa 250km. Vị chuyên gia này lý giải, đó là một quy luật vật lý đơn giản – trái đất hình cầu.

Để tăng khả năng phát hiện mục tiêu, hệ thống cần được chuyển vào sâu hơn trong đất liền và phải được đặt trên địa hình cao. Tuy nhiên, một hạn chế khác là sức tấn công của các tên lửa đất đối không khi đạt tới tầm bắn tối đa, đặc biệt để tiêu diệt các mục tiêu cơ động.

Nếu khoảng cách lớn nhất tên lửa 48N6 có thể bay tới là 250km, cơ hội bắn hạ thành công mục tiêu ở khoàng cách đó rất thấp, trừ khi các mục tiêu đều bay thẳng và luôn ở một độ cao nhất định trong toàn bộ thời gian hành trình.

Trong khi đó, với tên lửa 4N06 sẽ không những gặp phải những vấn đề tương tự mà còn tạo ra một loạt các vấn đề mới. Một trong số đó là sự đe dọa đối với máy bay Bắc Kinh nếu xảy ra đụng độ khi S-400 bao phủ toàn bộ không phận đảo Đài Loan, Trung Quốc.

Vì vậy, để đảm bảo S-400 không bắn nhầm quân mình, Trung Quốc sẽ phải “tuân theo một hành lang ra vào được định trước” trong vùng tác chiến của tên lửa kéo dài nhưng không vượt khỏi đường trung tuyến phân chia là eo biển Đài Loan.

Ngoài ra, để đương đầu với chiến đấu cơ của hòn đảo này, máy bay của Không quân Trung Quốc cần phải được tự do cơ động. Trong khi đó, điều này sẽ khiến radar Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để nhận diện địch – ta.

Từ những phân tích trên, Cliff đặt câu hỏi: “Liệu quân đội Trung Quốc (PLA) có thật sự muốn những tên lửa đất đối không nguy hiểm này bay trong không phận có sự hiện diện của các chiến đấu cơ Trung Quốc không?”.

Vị chuyên gia này cho phân tích thêm: “Điều đó có nghĩa, các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 hay HQ-9 sẽ không tấn công các mục tiêu nằm ngoài một khoảng cách nhất định từ bờ biển Trung Quốc”.

Điều đó cũng chỉ ra rằng S-400 sẽ được sử dụng cho mục đích phòng thủ hơn là phong tỏa, tấn công không phận của các quốc gia khác hay trong các khu vực tranh chấp. 

RELATED ARTICLES

Tin mới