Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐiểm tinNhật Bản - TQ: Đối thủ truyền kiếp

Nhật Bản – TQ: Đối thủ truyền kiếp

Trong bối cảnh xung đột lợi ích đang ngày càng lớn dần, các nhà phân tích chính trị đang lo ngại rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản – hai người láng giếng cách nhau 1 eo biển – sẽ không cải thiện mà sẽ còn tiếp tục căng thẳng thêm.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Hai quốc gia – hai hướng phát triển

Đã từ rất lâu, Nhật Bản và Trung Quốc đã nằm cạnh nhau và cả 2 đều có tham vọng mở rộng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ năm 1800, chưa bên nào đủ mạnh để “nuốt chửng” đối thủ. Thế nhưng, mọi việc đã thay đổi khi những con tàu hơi nước của châu Âu và Anh đến, 2 con rồng châu Á đã phải giấu đi “tiếng gầm” của mình trước công nghệ vốn phát triển hơn của phương Tây.

Bắt đầu từ đây, con đường lịch sử của 2 nước đã đi theo 2 hướng khác nhau. Với Nhật Bản, cuộc cải cách đúng lúc và triệt để Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị đã đưa nước này ngang hàng với các quốc gia phương Tây. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục duy trì chính sách “bế quan tỏa cảng”, dẫn đến việc bị các cường quốc xâu xé.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản “rớt đài”: nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, phải hứng chịu 2 quả bom hạt nhân, lãnh thổ bị Mỹ quản lý, không được phép thành lập quân đội chính quy,…Ngược lại, Trung Quốc đã cuối cùng thống nhất gần như toàn bộ đất nước.

Dù có hai hướng đi khác nhau, thế nhưng cuối cùng, cả 2 đều đã trở thành các cường quốc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 1 điều không hề thay đổi giữa 2 người hàng xóm này: “thái độ đối đầu”.

Hai quốc gia – một cuộc chạy đua

Với nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới của mình, Trung Quốc đang không ngần ngại vung tiền đầu tư cho sức mạnh quân sự, nhất là hải quân và không quân của mình nhằm tìm kiếm ánh hào quang trong quá khứ. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình với kế hoạch “Giấc mơ Trung Hoa” dự định biến nước này 1 cường quốc mạnh mẽ và ổn định. Dù vẫn còn rất nhiều việc để làm, thế nhưng không thể phủ nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của Bắc Kinh trên chính trường thế giới, thông qua các gói viện trợ, đầu tư kinh tế.

Đứng trước 1 Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời”, các nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng không thể khoanh tay đứng nhìn. Cụ thể, Tokyo đã có những động thái được cho là để kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh trên khắp thế giới. Tại Philippines – 1 trong những quốc gia cấu thành vành đai đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, cuộc chiến quyền lực mềm, dù không hề có tiếng súng, đang diễn ra quyết liệt: khi mà Bắc Kinh gia tăng đầu tư tài chính và ảnh hưởng chính trị để kéo Manila xa khỏi Washington, Tokyo cũng triển khai hỗ trợ quân sự cũng như ưu đãi kinh tế cho nước này. Không chỉ có vậy, Nhật Bản còn hứa hẹn các gói viện trợ và đầu tư mà không hề kèm theo những điều khoản, điều kiện Trung Quốc thường đưa ra.

Trên mặt trận tài chính quốc tế, trong lúc Trung quốc ra sức quảng bá, lôi kéo các nước cùng tham gia sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Nhật Bản lại nỗ lực cứu vớt “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP” (nay là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP), cam kết đầu tư hơn 200 tỷ USD tại các quốc gia châu Á và châu Phi. Đồng thời, nước này còn đưa ra nhiều sáng kiến như Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency) và Sáng kiến Hạ tầng Nhật Bản (Japan Infrastructure Initiative).

Để đối phó với  Trung Quốc trên biển, Nhật Bản nhiệt tình ủng hộ Đối thoại An ninh Bốn bên – 1 diễn đàn của 4 nước là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Mục tiêu chính của diễn đàn này là kiềm chế và giữ cho ảnh hưởng của Trung Quốc ở lại nguyên trong lãnh thổ của nước này.

Với tình trạng hiện nay, mối quan hệ giữa 2 người hàng xóm cách nhau 1 eo biển sẽ khó có thể cải thiện. Dù khả năng xung đột là rất khó xảy ra, thế nhưng khi mà lợi ích còn chồng chéo lẫn nhau, căng thẳng giữa 2 siêu cường sẽ không giảm mà chỉ có thể gia tăng.

RELATED ARTICLES

Tin mới