Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ sẽ không “ngồi chờ chết” với 6 cụm tấn công tàu...

TQ sẽ không “ngồi chờ chết” với 6 cụm tấn công tàu sân bay Mỹ

Nếu triển khai 6 tàu sân bay tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì Mỹ có thể tập kết được 2 – 3 cụm tấn công tàu sân bay bất cứ lúc nào và nhanh chóng triển khai tác chiến. Trung Quốc không thể “ngồi chờ chết”.

Đô đốc John Richardson. Tư lệnh hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: Facebook.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 24/12 cho rằng quân đội Mỹ có khả năng điều động tàu chiến từ Đông Thái Bình Dương, tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á. Đây có thể là chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương” mới được triển khai dưới thời Donald Trump.

Theo tờ The Stars and Stripes Mỹ ngày 22/12, Mỹ có thể sẽ điều 4 – 6 cụm chiến đấu tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương, vấn đề hạt nhân và tên lửa Đông Bắc Á chỉ là danh nghĩa của việc điều động quân sự quan trọng này, mục tiêu thực sự của Mỹ chính là Trung Quốc. Như vậy, điều này sẽ tạo ra mối đe dọa rất lớn cho Trung Quốc.

Có chuyên gia cho rằng trừ phi xảy ra chiến tranh, các trường hợp khác sẽ không có nhiều khả năng xuất hiện 6 tàu sân bay đều tập kết ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng động thái mới của quân đội Mỹ rất đáng chú ý. Sina cho rằng Trung Quốc phải đẩy nhanh triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D/26 để chống lại mối đe dọa từ Mỹ.

Mặc dù chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương” đã không còn, nhưng chiến lược mới “Ấn Độ – Thái Bình Dương” lại ra đời. Cho dù Mỹ có triển khai chiến lược gì thì chắc chắn đều nhằm đối phó Trung Quốc. Trên thực tế, quân đội Mỹ đã nhanh chóng phối hợp với chiến lược mới.

Trên tàu sân bay USS Ronald Reagan tại cảng biển ở Nhật Bản gần đây, Tư lệnh Hải quân Mỹ Đô đốc John Richardson tuyên bố quân đội Mỹ sớm đã có kế hoạch triển khai 60% tàu chiến mặt nước hải quân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay động cơ hạt nhân, phần lớn tàu ngầm hạt nhân tấn công cũng được triển khai ở Thái Bình Dương. Những lực lượng này đã đến lúc triển khai thực tế. Điều này phù hợp với tư thế đối phó Trung Quốc của Mỹ hiện nay.

Nếu quân đội Mỹ triển khai 6 tàu sân bay ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì những cảng biển có thể sử dụng bao gồm Trân Châu Cảng của Hawaii, quân cảng Apra của Guam, quân cảng Yokosuka ở Tokyo Nhật Bản, quân cảng của Singapore, trong tương lai có thể còn có quân cảng ở Cao Hùng, Đài Loan (hiện đang đấu thầu, mở rộng xây dựng để chờ tàu sân bay Mỹ).

Như vậy, nếu đều triển khai 2 tàu sân bay ở Trân Châu Cảng và cảng Apra thì Mỹ sẽ triển khai 1 tàu sân bay lần lượt ở những căn cứ còn lại, từ đó cơ bản có thể hoàn thành triển khai cân bằng tàu sân bay Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Quân đội Mỹ triển khai như vậy có thể tập kết 2 – 3 cụm chiến đấu tàu sân bay bất cứ lúc nào và nhanh chóng ứng phó khi có khủng hoảng nổ ra, điều này có thể tạo thuận lợi rất lớn cho các cuộc can thiệp quân sự trong các vấn đề của châu Á – Thái Bình Dương.

Với thế trận này, hầu như khu vực châu Á – Thái Bình Dương không có nước nào có thể chịu được sức ép liên hợp của 3 tàu sân bay Mỹ trở lên, rõ ràng mục đích của Mỹ là đối phó với Trung Quốc.

Vì vậy, Sina cho rằng Trung Quốc không thể ngồi chờ chết, mà cần phải tích cực ứng phó, không ngừng “trỗi dậy”, tiến hành triển khai chiến lược chống can thiệp/chống tiếp cận (A2/AD) mang tính hệ thống và hoàn thiện.

Trong đó, ngoài lực lượng giám sát và tác chiến vũ trụ, điều chủ yếu nhất chính là để tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất, tên lửa đạn đạo Đông Phong-26 kiểm soát chuỗi đảo thứ hai, các tàu sân bay kiểm soát chuỗi đảo thứ ba.

Đối với khả năng 6 tàu sân bay động cơ hạt nhân Mỹ cùng xuất hiện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc chắc chắn sớm đã có chiến lược ứng phó. Những năm gần đây, các tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D/26 liên tiếp xuất hiện, cho thấy hệ thống tấn công tàu sân bay của Trung Quốc đã hoàn thiện, đã có khả năng chiến đấu thực tế.

Nhưng quân đội Mỹ sở dĩ không tỏ ra lo ngại là do những năm gần đây họ đã liên tục thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-6, trong khi đó tên lửa đánh chặn SM-3 cũng đã trang bị rất nhiều cho các tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Hai loại tên lửa này đều có khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm tầm trung.

Tuy nhiên, thiết kế tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D/26 đều đã cân nhắc đến vấn đề đột phá đánh chặn phòng thủ tên lửa, cộng với chiến lược A2/AD hoàn toàn không chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo chống hạm. Vì vậy, 6 tàu sân bay của quân đội triển khai ở châu Á – Thái Bình Dương thực chất không khác gì sẽ thử thách quyết tâm của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới