Giới phân tích đang dấy lên câu hỏi: “Nếu tư tưởng của ông Tập Cận Bình được đưa vào hiến pháp Trung Quốc thì Trung Nam Hải sẽ làm gì với học thuyết chính trị của ông Hồ Cẩm Đào?”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Ngày 18-19, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị toàn thể trung ương 2 Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.
Hội nghị đã đề xuất đưa Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới vào bản hiến pháp nhà nước sửa đổi sắp tới. Trước đó, học thuyết của Chủ tịch Trung Quốc đã được đưa vào Điều lệ đảng tại kỳ Đại hội ĐCSTQ hồi tháng 10/2017.
Đây là lần Trung Quốc sửa đổi hiến pháp đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Tập, cũng là đợt sửa đổi hiến pháp lần thứ năm của bản hiến pháp hiện hành từ năm 1982.
Ngày 18-19, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị toàn thể trung ương 2 Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.
Hội nghị đã đề xuất đưa Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới vào bản hiến pháp nhà nước sửa đổi sắp tới. Trước đó, học thuyết của Chủ tịch Trung Quốc đã được đưa vào Điều lệ đảng tại kỳ Đại hội ĐCSTQ hồi tháng 10/2017.
Đây là lần Trung Quốc sửa đổi hiến pháp đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Tập, cũng là đợt sửa đổi hiến pháp lần thứ năm của bản hiến pháp hiện hành từ năm 1982.
Việc Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới được đưa vào hiến pháp sẽ giúp ông Tập trở thành nhà lãnh đạo thứ hai sau lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông đưa cả tên và tư tưởng chỉ đạo vào hiến pháp khi còn tại nhiệm trong lịch sử ĐCSTQ.
Điều này đồng nghĩa với việc, học thuyết chính trị của ông Tập có thể sẽ được đưa vào cả Điều lệ đảng và Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Một số ý kiến cho rằng, sau sự kiện này, quyền lực của người đứng đầu Trung Nam Hải sẽ càng tăng cao.
Trước ông Tập, chỉ có hai nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình mới có vinh dự này. Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình được đưa cả vào Điều lệ đảng và Hiến pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, lý luận Đặng Tiểu Bình chỉ được đưa vào Điều lệ đảng và Hiến pháp Trung Quốc vào năm 1999 sau khi Đặng mất.
Trong khi đó, học thuyết Ba đại diện của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân được đưa vào hiến pháp năm 2004. Nhưng học thuyết của ông Giang không có tên đính kèm.
Đối với Quan điểm phát triển khoa học của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, dù đã được đưa vào Điều lệ đảng nhưng lại chưa được đưa vào hiến pháp.
Hiện nay, giới phân tích chính trị Trung Quốc đang dấy lên câu hỏi: “Nếu tư tưởng của ông Tập được đưa vào hiến pháp thì Trung Nam Hải sẽ làm gì với Quan điểm phát triển khoa học của ông Hồ Cẩm Đào?”.
Trả lời cho vấn đề trên, tờ Lianhe zaobao (Singapore) dự đoán, lần sửa đổi hiến pháp này có thể bổ sung thêm cả Quan điểm phát triển khoa học và Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.
Nếu không, Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ có sự khác biệt rõ ràng với Điều lệ ĐCSTQ, báo Singapore bình luận. Đặc biệt, báo cáo Hội nghị toàn thể trung ương 2 cũng nhấn mạnh việc “duy trì tính liên tục, tính ổn định và tính quyền lực” của Hiến pháp Trung Quốc.
Nhà phân tích chính trị Bắc Kinh Chương Lập Phàm nhận định, học thuyết chính trị của ông Hồ Cẩm Đào có thể sẽ được đưa vào hiến pháp nhằm đảm bảo tính liên tục và cân bằng.