Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChủ tịch Quốc hội Triều Tiên đến PyeongChang: Tuyệt chiêu Kim Jong-un

Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên đến PyeongChang: Tuyệt chiêu Kim Jong-un

Thông điệp bất ngờ là nước cờ cao, không chỉ hoá giải nguy hiểm cho Nam-Bắc Hàn, mà còn giữ gìn lợi ích cho cả dân tộc Triều Tiên…

Chủ tịc Quốc hội Triều Tiên lần đầu tiên đến Hàn Quốc trong sự kiện Olympic mùa Đông PyeongChang 2018

Truyền thông Triều Tiên ngày 5/2 xác nhận, Bình Nhưỡng sẽ cử một phái đoàn do Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao (Quốc hội) Triều Tiên, ông Kim Yong-nam​ dẫn đầu, tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 tại Hàn Quốc.

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), dự kiến ông Kim Yong-nam sẽ dự lễ khai mạc, xem một buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật Triều Tiên tại Seoul vào ngày 11/2.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên sẽ “dự khán” một trận đấu của đội khúc côn cầu trên băng nữ chung của hai miền Triều Tiên vào ngày 10/2 – biểu hiện tình đoàn kết 2 miền Triều Tiên trong lĩnh vực nghệ thuật, dù còn xa cách về chính trị.

Ngay lập tức, Phủ tổng thống Hàn Quốc đã ra thông cáo báo chí, hoan nghênh động thái đặc biệt của Triều Tiên và nhấn mạnh quyết định này đã cho thấy nỗ lực thực sự của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ liên Triều.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời nhiều quan chức Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Moon Jae-in có thể gặp Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam bên lề Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018.

Thậm chí người đứng đầu Nhà Xanh có thể có cuộc gặp riêng Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, dù nguồn tin này chưa được xác nhận. Ông Kim Yong-nam sẽ là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên tới thăm Hàn Quốc cho tới nay.

“Tổng thống Moon Jae-in sẽ gặp ông Kim Yong-nam, bắt đầu bằng lễ khai mạc Thế vận hội. Còn về việc liệu ông Kim Yong-nam có tới thăm Tổng thống Moon hay không thì cần phải thảo luận”, Yonhap tường thuật lời quan quan chức Hản Quốc.

Có thể thấy rằng, quan hệ liên Triều ngày càng trở nên lạc quan và cởi mở hơn, kể từ khi được kích hoạt bởi “Thông điệp bất ngờ” của Chủ tịch Kim Jong-un gửi tới người dân và chính quyền Hàn Quốc nhân dịp năm mới 2018.

Với những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhất là “màn đánh võ miệng” giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với nhà lãnh đạo trẻ xức Bắc Hàn liên quan đến chương trình kỹ thuật tên lửa và tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, ít ai tin sự bế tắc có thể được khai thông nhanh như vậy.

Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định lùi thời gian tổ chức các cuộc tập trận chung thường niên, gồm “Giải pháp then chốt” và “Đại bàng non,” cho đến sau Olympic mùa Đông PyeongChang và Paralympic PyeongChang dành cho các vận động viên khuyết tật.

Washington và Seoul dự kiến sẽ xem xét nối lại các cuộc tập trận vào đầu tháng Tư. Vì vậy, việc Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hoãn tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang cũng không thể cản trở những tiến triển trong quan hệ liên Triều.

 
Chu tich Quoc hoi Trieu Tien den PyeongChang: Tuyet chieu Kim Jong-un
Khai thác hiệu ứng từ Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 là tuyệt chiêu của Kim Jong-un

Với những gì diễn ra sau khi nhà lãnh đạo trẻ kích hoạt kết nối với miền nam, những người yêu chuộng hoà bình đã bắt đầu nghĩ tới một “Chính sách Ánh Dương.2” giúp hàn gắn vết thương của dân tộc Triều Tiên, có thể sẽ lại diễn ra sau gần 2 thập kỷ.

Thông điệp bất ngờ của Chủ tịch Kim Jong-un ngày càng phát huy công hiệu

Theo giới phân tích, Chủ tịch Kim Jong-un bất thình lình có “Thông điệp bất ngờ” khi đề xuất chính sách “thể thao chính trị” với nhiều ý nghĩa, đã giúp nhà lãnh đạo trẻ thành công trong việc tấn công cả vào lợi ích Mỹ lẫn quan hệ quan hệ Mỹ – Hàn.

Có thế nhận diện, thông điệp của Kim Jong-un là nhằm tới 2 mục đích quan trọng: ngăn chặn giải pháp quân sự của Mỹ và phá vòng vây bao quanh Triều Tiên bằng lợi ích trong ngoại giao nước lớn giữa Mỹ – Nga – Trung và đang ngày càng siết chặt.

Kim Jong-un quá khôn ngoan khi chủ động kết nối với Seoul, bởi chỉ cần việc kết nối liên Triều được kích hoạt thì mọi hành động gia tăng quân sự của Mỹ đều bị ngăn chặn, ngay cả khi Bình Nhưỡng vẫn hung hăng.

Bởi lẽ, thiện chí của Bắc Hàn đã là thiện chí của cả dân tộc Triêu Tiên. Người Mỹ không thể tấn công trừng phạt Bình Nhưỡng trong mọi trường hợp, khi Kim Jong-un biến ý nguyện hoà hoãn của mình thành khát vọng hoà bình của cả dân tộc Triều Tiên.

Như vậy, việc kết nối liên Triều đã tạo ra một rào cản hữu hiệu với những đe doạ từ chính quyền Trump liên quan đến việc phát triển kỹ thuật tên lửa và tham vọng hạt nhân của Kim Jong-un.

Bên cạnh đó, “Thông điệp bất ngờ” của nhà lãnh đạo Bắc Hàn còn là một cách phá vỏng vây của lợi ích trong ngoại giao nước lớn mà Mỹ-Nga- Trung đã dựng lên xung quanh Triêu Tiên.

Chưa khi nào Triều Tiên lại bị tác động bởi ngoại giao nước lớn như hiện nay. Dù Mỹ thể hiện sự hung hăng, Trung thể hiện sự cứng rắn, Nga thể hiện sự mềm dẻo với Triều Tiên, thì phía sau vẫn là lợi ích của họ liên quan đến lá bài “hạt nhân Triều Tiên”.

Chu tich Quoc hoi Trieu Tien den PyeongChang: Tuyet chieu Kim Jong-un
Kim Jong-un ngày càng cho thấy không phải trẻ người non dạ trong đối đầu với Donald Trump

Khi Kim Jong-un chọn kết nối với Seoul, chuyển vấn đề xung đột Triêu Tiên để người Triều Tiên quyết định, từ đó có thể hạn chế tối đa Mỹ-Nga-Trung sử dụng vấn đề hạt nhân Triều Tiên như lá bài phục vụ cho lợi ích trong ngoại giao nước lớn.

Tuy nhiên, khi Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên đến Hàn Quốc trong sự kiện Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018, thì chính sách “ngoại giao chính trị” của Kim Jong-un đã không chỉ có giá trị với xứ Bắc Hàn.

Có thể nhận định, cử Chủ tịch Kim Yong-nam “kinh lý” xứ Nam Hàn là một tuyệt chiêu của nhà lãnh đạo trẻ. Hiệu ứng tích cực từ chuyển động chính trị này có thể làm thay đổi nhiều vấn đề mà vốn đang có khúc mắc trong quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn.

Trong số những vấn đề mà chính sách “ngoại giao chính trị” của Kim Jong-un phá rào giúp Seoul, có là vấn đề lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD, mà theo giới phân tích đó là một là bài chính trị trong ngoại giao nước lớn Mỹ -Trung.

Hàn Quốc đã phải trả giá rất nhiều – nhất là về kinh tế – khi Trung Quốc trả đũa việc Mỹ lắp đặt THAAD tại Hàn Quốc, trong khi đó giới chính trị mới lên nắm quyền tại Seoul cũng không hoàn toàn đồng thuận với Washington trong vấn đề này.

Việc Washington lắp đặt THAAD được cho là xuất phát từ những tiến bộ vượt bậc trong phát triển vũ khi của Bình Nhưỡng, nhưng thực ra lại nhắm tới Bắc Kinh. Như vậy, rõ ràng THAAD đã trở thành lá bài Mỹ – Trung đổi trao lợi ích.

 
Kim Jong-un đã giúp Moon Jae-in có thể thoát thế kìm kẹp của ngoại giao nước lớn Mỹ-Trung

Song khi thông điệp hoà bình được Kim Jong-un hiện thực hoá tại xứ Nam Hàn thì giá trị của việc lắp đặt THAAD sẽ giảm đi rất nhiều, điều đó đồng nghĩa lợi ích mà Mỹ-Trung khai thác được từ Nam Hàn sẽ giảm đi.

Như vậy, Hàn Quốc và Triều Tiên đều được lợi từ thông điệp mừng năm mới 2018 của Chủ tịch Kim Jong-un. Đây là một nước cờ rất cao của nhà lãnh đạo trẻ, nó không chỉ hoá giải nguy hiểm cho Nam – Bắc Hàn, mà còn giữ gìn lợi ích cho cả dân tộc Triều Tiên.

RELATED ARTICLES

Tin mới