Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ triển khai hệ thống ‘dự đoán để kiểm soát’ hành vi...

TQ triển khai hệ thống ‘dự đoán để kiểm soát’ hành vi cá nhân ở Tân Cương

Chính quyền Trung Quốc tại Tân Cương, nơi bị giám sát  và bức hại nặng nề, đang triển khai một hệ thống quản lý các dữ liệu, được thu thập để xác định và giam giữ ‘những kẻ gây rối tiềm tàng’, theo Thời báo Phố Wall (WSJ).

Tóm tắt bài viết

Chính quyền Tân Cương triển khai hệ thống ‘dự đoán để kiểm soát’ nhằm bắt giữ những người Duy Ngô Nhĩ mà họ cho là những kẻ khủng bố.

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, hệ thống này kết hợp nguồn cấp dữ liệu từ camera giám sát với thông tin cá nhân của người dân.

Người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp trên chính mảnh đất quê hương của mình, mà nghiêm trọng nhất là hoạt động mổ cướp nội tạng, được chính quyền Trung Quốc bảo trợ.

Ngoài người Duy Ngô Nhĩ, nhóm nạn nhân lớn nhất của nạn mổ cướp nội tạng là những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đem lại sức khỏe và tinh thần cho hàng triệu người trên thế giới.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết chính quyền Tân Cương sử dụng hệ thống “dự đoán để kiểm soát” hành vi cá nhân (“predictive policing), trong đó kết hợp nguồn cấp dữ liệu từ camera giám sát với các dữ liệu cá nhân khác, như thông tin điện thoại, hồ sơ du lịch, và định hướng tôn giáo, sau đó phân tích thông tin để xác định các cá nhân mà cảnh sát cho là ‘đáng ngờ’.

Chính phủ Trung Quốc đã biến Tân Cương, một khu vực rộng lớn ở biên giới với Trung Á, với những căng thẳng sắc tộc, thành một ‘phòng thí nghiệm’ khổng lồ để giám sát chặt chẽ và kiểm soát xã hội, WSJ bình luận.

Các camera có độ phân giải cao, các điểm kiểm tra an ninh được trang bị với thiết bị nhận diện khuôn mặt, và tuần tra của cảnh sát được trang bị máy quét điện thoại thông minh cầm tay, được phủ khắp các thành phố và làng mạc của khu vực Tân Cương.

Hệ thống kiểm soát mà các tài liệu của chính quyền và các phương tiện thông tin chính thức gọi là “Nền tảng Hoạt động Chung Tích hợp”, là chìa khóa để tích hợp các thông tin cá nhân của cư dân.

Tổ chức HRW cho hay hệ thống công nghệ mới này được cung cấp bởi một công ty con của các nhà thầu quân đội thuộc sở hữu nhà nước, thuộc Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC). HRW đã nói chuyện với người dân ở Tân Cương, những người đã có dịp chứng kiến các quan chức địa phương, sử dụng hệ thống này lập ra những danh sách các cá nhân cho cảnh sát điều tra.

Chính quyền Tân Cương đã không đáp lại ngay lập tức yêu cầu bình luận của HRW. Các cuộc gọi điện thoại liên tục tới các đại diện báo chí của CETC đều không được trả lời.

Chính phủ và công an Trung Quốc cho rằng việc giám sát này là cần thiết để phát hiện những tín ngưỡng mà họ cho là ‘cực đoan’ trong số những người Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, trong đó có một số người bị buộc tội có liên quan đến các vụ tấn công khủng bố ở trong và bên ngoài Tân Cương.

Các nhóm nhân quyền và nhiều người Duy Ngô Nhĩ lại cho rằng việc kiểm soát độc đoán của chính quyền và những làn sóng nhập cư ồ ạt của người Hán đến Tân Cương, mới là nguyên nhân làm trầm trọng thêm căng thẳng sắc tộc, và bạo lực chống lại chính quyền địa phương ở Tân Cương.

Cô Vương Tùng Liên (Maya Wang), nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại HRW cho rằng phạm vi của các dữ liệu thu thập, cho thấy nỗ lực này không chỉ để loại bỏ những người mà chính quyền Trung Quốc gọi là những kẻ khủng bố.

Theo cô Vương: “Mối quan ngại về chủ nghĩa khủng bố là có, nhưng nó được chứa đựng trong một chiến dịch rộng lớn hơn nhiều, nhằm loại bỏ những gì không phù hợp với tư tưởng của chính quyền về cách mà người Duy Ngô Nhĩ hành xử. Đó là phải yêu mến Đảng Cộng sản Trung Quốc và yêu quê hương”.

Những cư dân trước đây và hiện nay của Tân Cương cho biết hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ hoặc bị đưa đến mạng lưới “các trung tâm giáo dục chính trị” mới được xây dựng, mà không cần xét xử trong năm qua.

Chính quyền Tân Cương đã không trả lời nhiều câu hỏi về những vụ bắt giữ, đàn áp này.

Theo các nhà điều tra quốc tế về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, một số người Duy Ngô Nhĩ còn là nạn nhân của tội ác mổ cướp nội tạng đang diễn ra với sự bảo trợ của chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, các nhóm nạn nhân khác bao gồm những người theo đạo Cơ Đốc, người Tây Tạng, và chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp), một môn khí công ôn hòa giúp nâng cao tâm tính và sức khỏe theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, bị đàn áp dã man ở Trung Quốc từ năm 1999, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Thông tin công khai về hệ thống ‘dự đoán để kiểm soát’ là tản mạn, khiến người ta không rõ tại sao một số loại dữ liệu nhất định được thu thập, và những yếu tố nào dẫn đến những cá nhân bị ‘gắn cờ’ là đáng ngờ, cô Vương nhận định.

Một số dữ liệu được đưa vào hệ thống, được lấy từ các đảng viên và công chức chính quyền, được cử đến các làng mạc và thị trấn để thăm viếng các gia đình người Duy Ngô Nhĩ. Trong một báo cáo được đưa lên một trang web chính thức vào tháng 8/2017, một nhóm người từ chi nhánh Tân Cương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc do nhà nước kiểm soát, cho biết họ đã sử dụng điện thoại thông minh để ghi lại thông tin về hành vi đáng ngờ, trích dẫn việc không trả tiền điện thoại của người dân thậm chí cũng là một loại dữ liệu để theo dõi.

Vào tháng 12/2017, Thời báo Phố Wall cho đăng một câu chuyện về một cư dân Duy Ngô Nhĩ ở thành phố Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, người đã cho biết thẻ căn cước công dân của ông đã khiến chuông báo động khi bị kiểm soát tại các điểm kiểm soát an ninh, do trước đây ông đã từng bị hỏi về việc chậm thanh toán phí điện thoại di động.

Một số người Duy Ngô Nhĩ lưu vong và các nhà nghiên cứu mô tả một hệ thống đánh giá là dựa trên thang điểm 100, trong đó các cá nhân có thể bị giảm điểm vì những thông tin tiểu sử cá nhân mà chính quyền cho là ‘đe dọa’ đến an ninh.

Ông Tahir Imin, một học giả và phóng viên Duy Ngô Nhĩ đã chạy trốn khỏi Tân Cương đến Mỹ vào tháng 2 năm ngoái, cho biết một người bạn ở Urumqi đã bị bắt vào tháng 6/2017 sau khi chính quyền cắt giảm điểm số của ông ấy vì đã cầu nguyện thường xuyên, có hộ chiếu và đi du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ.

“Nếu điểm số của bạn dưới 70, bạn bị coi là một người không an toàn, và họ liên lạc với cảnh sát, những người sau đó gửi bạn đến một trại cải tạo”, ông Imin bức xúc.

Theo HRW, trong năm 2016, các nhà nghiên cứu thuộc Sở công an Tân Cương đã công bố một tài liệu, trong đó phác ra một hệ thống phức tạp hơn, phân tích các mô hình sử dụng điện trong nhà, để khám phá hoạt động khủng bố tiềm tàng, mặc dù không rõ liệu hệ thống đó có được sử dụng hay không.

Các đơn đặt hàng của cảnh sát được đăng trực tuyến chỉ ra rằng các chính quyền địa phương đã bắt đầu cài đặt những hệ thống này vào nửa cuối năm 2016.

Mặc dù chính quyền Tân Cương không cung cấp thông tin về tổng số tiền đầu tư vào hệ thống dữ liệu lớn, nhưng các đơn đặt hàng trực tuyến cho thấy số tiền này là rất lớn. Vào tháng 3/2017, chính quyền thành phố Kashgar, danh giới trước kia của Con đường Tơ lụa ở phía Tây Nam Tân Cương, đã chi hơn 51 triệu USD để mua và lắp đặt các hệ thống giám sát, bao gồm một nền tảng dữ liệu tích hợp.

Các nhóm nhân quyền cho rằng sự kết hợp của việc giám sát với kiểm soát độc đoán là không phù hợp với mối đe doạ của những người ly khai Duy Ngô Nhĩ, và cuối cùng nó có thể cho thấy phản tác dụng.

“Bây giờ, căng thẳng gia tăng ở Tân Cương. Ở đó có những người dân, những người hiểu rằng sắc tộc của họ không được chính quyền tin cậy. Chắc chắn điều đó không mang lại sự yêu mến thực sự đối với chính quyền”, cô Vương Tùng Liên nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới