Công ty phát triển tên lửa – Tập đoàn Khoa học Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc vừa loan tin: Các tên lửa chở hàng Trường Chinh-11 của Trung Quốc, được thiết kế để chở hàng, có tải trọng 700 kg vào quỹ đạo trái đất tầm thấp, có thể sẽ được điều động cho vụ phóng tên lửa ngoài khơi đầu tiên trong năm 2018 ở Biển Đông.
Tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc rời bệ phóng
Đầu năm 2015 Trung Quốc đã phóng tên lửa cỡ trung, thực hiện phi vụ đầu tiên. Loại tên lửa này được thiết kế chủ yếu để đưa các vệ tinh có độ nghiêng thấp lên quỹ đạo cho các khách hàng thương mại.
Việc phóng thành công tên lửa Trường Chinh-11 cách đây hai năm đánh dấu bước đột phá lớn đối với Trung Quốc trong công nghệ chủ chốt phát triển các tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn. Tính đến thời điểm đó, các thế hệ tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc đã thực hiện 211 nhiệm vụ (kể từ năm 1970, khi tên lửa Trường Chinh-1 đưa thành công vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc là Đông Phương Hồng -1 vào quỹ đạo trái đất).
Bất kỳ vụ phóng thử nào ngoài khơi sẽ phải tính đến những hạn chế trong việc vận chuyển trang, thiết bị cũng như biến động của biển và dòng nhiệt, và các tên lửa sẽ được phóng bên trên những bệ phóng nửa nổi nửa chìm.
Khi vệ tinh được phóng từ các vị trí ở trên và xung quanh đường xích đạo sẽ tạo nên đường tắt để tên lửa tận dụng lực ly tâm của trái đất, ở tốc độ xích đạo 1.674,4km/h trong chuyển động thuận hành, để giảm tiêu thụ nhiên liệu hoặc để chịu tải trọng lớn hơn. Để làm được điều này Bắc Kinh phải dựa vào các vùng biển quốc tế ở khu vực xích đạo, bởi vì lãnh thổ Trung Quốc nằm rất xa về phía bắc xích đạo. Trong đó, Trung tâm không gian xa nhất về phía nam của Trung Quốc. Bãi phóng Văn Xương nằm trên đảo Hải Nam, cách xích đạo khoảng 2.000 km về phía bắc, ở vĩ độ 19 độ bắc.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu quân sự, Biển Đông, nhất là các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở ngoài khơi với Philippines, Malaysia và Việt Nam, nhiều khả năng trở thành là địa điểm phóng tên lửa mới của ông chủ Trung Nam Hải.
Thêm vào đó là những điểm bổ sung, sẵn sàng cho những vụ phóng ngoài khơi này. Đó là đá Vành khăn và đá Subi do Trung Quốc tôn tạo trí phép đang ngày càng được mở rộng diện tích.
Về sự gia tăng mâu thuẫn và những căng thẳng trong việc phóng tên lửa chở hàng Trường Chinh 11, theo các chuyên gia quốc tế, vụ phóng sẽ gây bất an cho một số nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở các vùng biển này, nhất là Việt Nam, Philippines.
Tuy nhiên, căng thẳng đã hạ nhiệt kể từ năm ngoái khi Bắc Kinh tìm cách xoa dịu Manila và Kuala Lumpur. Đặc biệt, Tổng thống Duterte ngày càng tỏ ra mềm nhũn trước Bắc Kinh. Sự kiện mới nhất hôm cuối tháng 2 là, ông Duterte bao biện: Trung Quốc hiểu nhầm về phát biểu của Ngoại trưởng Philippines – ông Perfecto Yasay, liên quan vấn đề Biển ĐôngReuters.
Trước đó Ngoại trưởng Yasay nói rằng: ASEAN ngày càng trở nên bất ổn và có “quan ngại nghiêm trọng” về động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc, bao gồm việc lắp đặt những hệ thống vũ khí ở Biển Đông.
Sau phát biểu của ông Yasay, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành đã lập tức quyết định hủy chuyến thăm chính thức đến Philippines để ký kết khoảng 40 thỏa thuận trị giá nhiều tỉ USD.
Trong bài phát biểu tại thành phố Davao, Tổng thống Duterte cho hay: đã giải quyết “sự hiểu lầm” giữa ông Yasay và Bắc Kinh. Ông Duterte nhấn mạnh , tiếp tục tôn trọng thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước.
Trước thái độ của người đứng đầu chính phủ Philippines, Bắc Kinh không còn thời cơ nào thuận lợi hơn thế. Con bài cái gậy và củ cà rốt lại thêm một lần tỏ ra đắc địa.
Và rồi tên lửa Trường Chinh-11 sẽ được phóng lên ở Biển Đông, “không sợ bất cứ một thế lực nào” như Bắc Kinh tuyên bố.