Thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” kết hợp khu vực Ấn Độ Dương với khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm các vùng biển tiếp giáp nhau ở Đông Á và Đông Nam Á thành một cấu trúc khu vực duy nhất. Có một số biến thể dựa trên những ưu tiên cụ thể của các nước. Chẳng hạn Mỹ thích sử dụng từ “Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương” nhằm đề cập đến toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Từ đó cho phép Mỹ tự xác định là một cường quốc nằm trong khu vực quan trọng này. Tuy nhiên ở những nơi khác, “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” là một thuật ngữ được ưa dùng.
Ai tiếp tay cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?
Chủ nghĩa độc đoán và hành vi độc đoán trên biển của Trung Quốc, sự hiện đại hóa kinh tế và quân sự của nước này và các khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã bắt đầu thách thức ưu thế của Mỹ trên khu vực này. Trong khi các cuộc phiêu lưu bành trướng của Trung Quốc đã đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Philipine, Đài Loan, Việt Nam. Do đó sự tái cân bằng của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mang tính sống còn đối với những lợi ích của Mỹ khi nước này tìm cách đầu tư các khả năng chiến lược vào khu vực này nhằm tạo ra (hoặc duy trì) một khả năng cân bằng sức mạnh. Bên trong những nỗ lực đó, những biểu trưng của sự tái cân bằng có thể được miêu tả như một chiến lược chống Trung Quốc đã gây nhiều khó chịu cho Trung Quốc.
Những lợi ích của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương đặt trọng tâm vai trò của nước này như một cường quốc ngoài khu vực và là một nước tuy nảm ngoài nhưng lại tạo thế cân bằng cho các nước trong khu vực này. Các hiệp ước phòng thủ mà Mỹ có với Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Philipine thường xuyên được xem như sự nhắc lại cam kết của một đối tác chiến lược với an ninh của các nước đó. Thông qua sự xoay trục sang châu Á, Mỹ tìm cách trấn an các đồng minh rằng nước này sát cánh bên họ khi đối mặt với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Tuy nhiên nếu Mỹ có lập trường đối đầu hơn với Trung Quốc dưới nhiệm kỳ của tổng thống D. Trump, việc đó sẽ dẫn đến một sự mất cân bằng địa chiến lược ở khu vực này và một Tây Thái Bình Dương vô cùng bất ổn, với khả năng lan ra cả Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tới chừng mức đó, Mỹ cần kiềm chế thực hiện những hành động khiêu khích có chủ đích và tạo ra một liên minh khu vực chống Trung Quốc. Mỹ và trật tự thế giới hiện nay, cũng sẽ được hưởng lợi từ sự can dự chặt chẽ hơn với Trung Quốc như các vấn đề với Iran và Triều Tiên.
Định nghĩa đại chiến lược là một học tuyết an ninh quốc gia cố kết dựa trên sự kết nối thận trọng các biện pháp và mục đích: nó thiết lập các ưu tiên, giải thích cho sự thỏa hiệp trong số những ưu tiên và liên kết các nguồn lực sẵn có. Mỹ có các lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh trải rộng khắp toàn cầu, cũng như các khả năng quân sự, kinh tế không ai sánh kịp để định hình hoặc phản ứng trước một loạt thách thức quốc tế bất thường. Về lý thuyết, môt đại chiến lược quy định việc sử dụng sức mạnh ngoại giao, quân sự và kinh tế, sắp xếp nó vào việc phục vụ các mục tiêu cụ thế.