Monday, November 25, 2024
Trang chủQuân sựKịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Đòn hủy diệt cuối...

Kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Đòn hủy diệt cuối cùng và kết cục tồi tệ nhất

Nếu Mỹ-Triều Tiên xung đột thì khả năng 2 bên “trong một giây phút” thiếu kiềm chế có thể sử dụng vũ khí hạt nhân là khó xảy ra nhất, nhưng cũng là kịch bản có kết cục tồi tệ nhất.

Sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa.

Một khi vũ khí hạt nhân đã được sử dụng sẽ kích hoạt phản ứng dây chuyền không chỉ gây ra thảm họa nhân đạo đối với Triều Tiên, Mỹ và các quốc gia đồng minh, mà còn có nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc xung đột mới với sự tham gia của các siêu cường hạt nhân.

“Đòn hủy diệt cuối cùng”…

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hiệu rõ sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và những hệ lụy xảy ra sau đó. Điều này càng đúng hơn với những quốc gia đã nghiên cứu và sở hữu vũ khí hạt nhân.

Một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, sẽ không có ai là người chiến thắng cuối cùng, thậm chí là nền văn minh nhân loại có thể bị hủy diệt vì hậu quả môi trường và ô nhiễm phóng xạ.

Chính vì thế, trong lịch sử nhân loại, vũ khí hạt nhân mới chỉ một lần duy nhất được sử dụng trong chiến tranh tại Hirosima và Nagasaki, Nhật Bản. Kể trong những thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô dù luôn đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng tất cả đều hiểu sẽ không còn ai sống sót nếu điều đó xảy ra.

Những đầu đạt hạt nhân có sức công phá hàng trăm nghìn Kilotone hay nhiều Megatone không chỉ tạo ra sức hủy diệt khủng khiếp, mà còn phát tán bụi phóng xạ tạo ra “mùa đông hạt nhân” hủy diệt tất cả sự sống trên Trái Đất.

Điều này cũng tương tự dù với quy mô nhỏ hơn trong kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều.

Dù tiềm lực hạt nhân của Triều Tiên không thể nào so sánh được với Mỹ, nhưng khi bị dồn vào thế tồn vong, Bình Nhưỡng vẫn có đủ khả năng tung đòn tấn công bằng vũ khí sinh hóa, hạt nhân có thể không uy hiếp trực tiếp được lãnh thổ nước Mỹ, nhưng những căn cứ quân sự Mỹ ở Đông Á hay Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những mục tiêu nằm trong tầm ngắm.

Tất nhiên, một khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, Mỹ có thể tung nắm đấm hạt nhân hủy diệt Triều Tiên. Viễn cảnh hàng triệu người thiệt mạng trong các đòn tấn công trả đũa lẫn nhau, môi trường bị ô nhiễm phóng xạ khiến sự sống không thể tồn tại chắc chắn không phải là điều muốn thấy của cả Triều Tiên và Mỹ.

Ngoài ra, một yếu tố khác cần tính tới nữa là Nga và Trung Quốc vốn cũng là các siêu cường hạt nhân liệu có thể ngồi yên khi quốc gia láng giềng Triều Tiên bị tấn công hạt nhân hủy diệt.

Ảnh hưởng của các đòn tấn công do Mỹ thực hiện chắc chắn không chỉ gây ảnh hưởng gói gọn trong lãnh thổ Triều Tiên, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp với khu vực công nghiệp chính ở Đông Bắc Trung Quốc, cũng như khu vực Viễn Đông của Nga.

Và khi cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên leo thang tới mức hủy diệt, các bên liên quan có đủ bình tĩnh để xuống thang hay nhân loại lại bị kéo vào cuộc khủng hoảng hạt nhân mới ở quy mô toàn cầu giữa các siêu cường. Hệ lụy cuối cùng của cuộc xung đột này sẽ là thế chiến và sự suy tàn của nền văn minh nhân loại.

Sẽ không có vinh quang cho bên thắng cuộc

Hiểu rõ những hệ lụy một khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, cả Mỹ và Triều Tiên dù khẩu chiến mạnh mẽ, nhưng cũng chưa bao giờ đẩy xung đột đi quá “làn ranh đỏ”.

Về phía Triều Tiên, Bình Nhưỡng dù khẳng định có trong tay vũ khí hạt nhân, nhưng những tuyên bố đó chỉ nhằm mục đích răn đe và tạo thế trong các vòng đàm phán với Mỹ và đồng minh. Triều Tiên thừa hiểu năng lực hạt nhân của Mỹ vượt trội ra sao và một khi nắm đấm hạt nhân được sử dụng sẽ không có bất kỳ cơ hội nào cho Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, về phía Mỹ, dù có sức mạnh vượt trội so với Triều Tiên, nhưng liệu Washington có muốn trong thấy viễn cảnh hàng chục vạn lính Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc và Nhật Bản nằm trong tầm ngắm của vũ khí hạt nhân. Điều này còn chưa kể tới việc, nếu chiến tranh nổ ra, “hàng rào” căn cứ quân sự Mỹ triển khai để kiềm chế Nga, Trung Quốc tại Đông Á sẽ bị hủy diệt.

Không chỉ có Mỹ và Triều Tiên, các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc cũng đều không muốn kịch bản chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên xảy ra. Đơn giản là họ sẽ bị ảnh hưởng trước tiên do hệ lụy của cuộc chiến.

Và tất nhiên, nấc thang căng thẳng Mỹ-Triều sẽ được giám sát chặt chẽ và gây sức ép ngoại giao, quân sự cần thiết để kịch bản chiến tranh hạt nhân không xảy ra.

Có thể nói rõ ràng, kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều có xảy ra hay không phần lớn phụ thuộc vào Washington. Dù khó có thể xảy ra, nhưng rõ ràng ai cũng biết Bình Nhưỡng sẽ phản ứng ra sao khi bị dồn vào bước đường cùng. Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn rất xa vời…

RELATED ARTICLES

Tin mới