Từ đầu năm 2018 đến nay số giờ các tàu hải quân xuất hiện ở Biển Đông đã tăng kỉ lục. Cụ thể, Hải quân Hoa Kỳ đã đưa tàu chiến qua Biển Đông 8 lần trong 18 tháng qua. Hai máy bay ném bom B-52 của nước này bay qua Biển Đông vào tháng 6/2018. Sang tháng 8 Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu các cuộc tập trận hải quân chung nhằm huấn luyện cho hải quân Philippines.
Các cuộc diễn tập hải quân trên Biển Đông của các đồng minh phương Tây tăng nhanh chính là đòn kìm giữ hoạt động bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp. Pháp, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ đã phái chiến hạm đến vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông trong năm 2018.
Đây là vùng biển rất giàu hải sản. Thêm nữa trữ lượng nhiên liệu hóa thạch này là hải lộ quốc tế, nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích và đã quân sự hóa một số đảo quan trọng. Các cuộc tập trận của nước ngoài, các tàu hải quân đi qua hải lộ này và ghé vào các cảng, cùng với việc máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ bay qua đây đã ngăn chặn Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động tôn tạo, bồi đắp đảo trên vùng biển mà 5 quốc gia trong khu vực tranh giành chủ quyền.
Mặc dù Trung Quốc đưa ra những tuyên bố cứng rắn và vô lối, cảnh cáo sẽ có hậu quả nặng nề, nhưng hải quân đa quốc gia vẫn tiến hành tập trận, khiến Bắc Kinh đau đầu.
Cụ thểÚc đã đưa ba tàu biển qua vùng biển này vào tháng 4/2018 trên đường đến thăm Việt Nam. Nhật Bản dự tính phái một tàu sân bay trực thăng lớp Izumo qua Biển Đông một lần nữa trong năm nay. Năm 2017, các sĩ quan quân đội của các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã lên tàu Izumo. Pháp đã phái một tàu khu trục và một tàu tấn công đi qua gần các đảo nhỏ của Trung Quốc vào tháng 5.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc triển khai tên lửa trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thu hút sự chú ý của hải quân nước ngoài.
Hôm 16/7, Hải quân Hoa Kỳ hoàn thành cuộc thao dượt RIMPAC hai năm một lần ở vùng biển Honolulu. Hoa Kỳ đã không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC năm nay. Không chỉ có Mỹ, hàng loạt cuộc tập trận giả định và có bắn đạn thật với sự tham gia của 25.000 quân nhân từ 25 quốc gia, trong đó có cả những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Ông Batongbacal, một giáo sư hàng hải quốc tế của Đại học Philippines, nói rằng Philippines hưởng lợi từ RIMPAC vì qua đó đã cảm thấy “thoải mái và tự tin” hơn với các đồng minh và học cách “vận hành suôn sẻ với họ.”
Trung Quốc chỉ trích các hoạt động này và có những phản ứng dữ dội. Bắc Kinh dẫn các hồ sơ lịch sử để chứng minh cho yêu sách chủ quyền của họ đối với hầu như toàn bộ vùng biển. Tàu chiến Trung Quốc đã áp theo tàu chiến của Úc và Pháp. Hải quân Trung Quốc đã phái một tàu tình báo đi theo dõi các cuộc diễn tập RIMPAC gần Honolulu, theo truyền thông Mỹ trích dẫn một phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương.
Ba tháng trước, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong hai ngày trên biển. Họ tập hợp khoảng 10.000 quân nhân và 48 tàu hải quân.
Sự kiện hải quân phương Tây có mặt trong vùng biển Đông đã ngăn Trung Quốc xây dựng thêm đảo, trong đó có nhiều đảo được Bắc Kinh bồi đắp kể từ năm 2010, hoặc để thử lòng kiên nhẫn của những nước cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông.
Phải chăng việc các đồng minh phương Tây đưa tàu chiến đi qua Biển Đông là làm theo mô hình thời Chiến tranh Lạnh?