Tuesday, November 26, 2024
Trang chủQuân sựĐột phá mới giải quyết tranh chấp đảo Nga - Nhật?

Đột phá mới giải quyết tranh chấp đảo Nga – Nhật?

Thủ tướng Nhật Bản tin tưởng giải quyết xong tranh chấp ở quần đảo Kuril với Nga trong năm nay.

Nhật Bản đang tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh tế với Nga nhằm hướng tới một Hiệp định hòa bình giữa hai nước.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tới dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ tư ở Vladivostok từ ngày 11- 13/9 tới.

Tại đây, ông Abe sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là vấn đề chủ quyền đối với 4 hòn đảo trong chuỗi đảo Kuril tranh chấp.

Trong cuộc phỏng vấn báo Sankei vào ngày 2/9, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: “Ông Putin và tôi sẽ tổ chức một cuộc đàm phán quan trọng. Tôi muốn giải quyết vấn đề chủ quyền đối với 4 hòn đảo tạo nên vùng lãnh thổ phía Bắc (cách mà Nhật Bản nhắc đến khu vực phía Nam quần đảo Kuril và quần đảo Habomai), và ký một hiệp định hòa bình”.

Cuộc họp ở Vladivostok sẽ là cuộc họp lần thứ 22 của ông Abe và lãnh đạo Nga, sẽ là một cơ hội lớn để các cơ quan giữa hai nước tiến hành hợp tác.

Ban tổ chức thông báo Thủ tướng Abe sẽ tham dự Diễn đàn cùng với đoàn đại biểu hùng hậu gồm 400 người bao gồm quan chức cấp cao của các bộ và doanh nghiệp.

Mối quan tâm đặc biệt của Nhật Bản tại diễn đàn kinh tế này nằm trong chuỗi hoạt động kinh tế đang được hai nước thúc đẩy trong nhiều năm qua.

Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nga và Nhật Bản đã đồng ý về một kế hoạch xây dựng tuyến vận chuyển hàng hóa giữa hai nước sẽ đi qua tuyến Đường sắt xuyên Siberia (TSR) của Nga.

Tờ báo cho biết, các quan chức hai nước đã tiến hành “các cuộc kiểm tra thực địa” tuyến TSR phục vụ vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản sang Nga bằng đường thủy và đường bộ.

Từ năm đến mười công ty logistics của Nhật Bản sẽ tham gia vào các thử nghiệm thực địa tuyến đường sắt này, với mục tiêu là xác định chi phí, thời gian, thủ tục hải quan để tính toán các phương án vận chuyển hàng hóa thông qua TSR.

Một kế hoạch khác nhằm xác minh tác động rung chuyển, sự khác biệt về nhiệt độ và các yếu tố khác đối với hàng hóa vận chuyển đến châu Âu thông qua TSR.

Khi vận chuyển hàng hóa được gửi từ Tokyo đến Moscow qua các tuyến vận chuyển hiện tại, nó phải đi qua Ấn Độ Dương, Kênh đào Suez và Biển Địa Trung Hải trước khi đến được Tây Âu. Quá trình này mất từ ​​53- 62 ngày.

Bằng cách vận chuyển hàng qua Vladivostok – thành phố cảng nằm ở vùng Viễn Đông của Nga và chuyển hàng hóa qua TSR, quá trình này có thể giảm hơn một nửa, giảm xuống còn 20- 27 ngày.

Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ quan tâm đến dự án TSR vì lý do kinh tế. Nhật Bản tin rằng, sự tăng cường hợp tác kinh tế với Nga là cần thiết để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước trên bốn hòn đảo cực nam của quần đảo Kuril (được gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc ở Nhật Bản).

Hợp tác kinh tế chung hướng về Hiệp định hòa bình

Từ giữa thế kỷ 20, Nga và Nhật Bản tổ chức các cuộc tham vấn liên tục về việc xây dựng một hiệp ước hòa bình chính chức hóa việc kết thúc Chiến tranh Thế giới II.

Nga cũng tỏ ra quan tâm đến đề xuất hợp tác kinh tế với Nhật Bản từ quan điểm thúc đẩy nền kinh tế Viễn Đông. Trong năm 2016, một cơ quan truyền thông Nhật Bản báo cáo rằng chính phủ Nga đã yêu cầu Nhật Bản “xây dựng một tuyến đường sắt xuyên lục địa nối Sakhalin và Hokkaido, như một phần mở rộng cho tuyến TSR”.

Vấn đề chủ quyền đối với phần phía Nam quần đảo Kuril vẫn là vấn đề chưa thể giải quyết của hai nước.

Những nỗ lực gần đây trong việc thúc đẩy các hợp tác kinh tế mới chỉ mang tính ngoại giao. Các tham vấn về hoạt động kinh tế chung tại đây cũng chỉ ở bước đầu.

Dot pha moi giai quyet tranh chap dao Nga - Nhat?
Phái đoàn Nhật Bản thăm quần đảo Nam Kuril tranh chấp với Nga

Hồi giữa tháng 8, một phái đoàn gồm các quan chức và doanh nghiệp của Nhật Bản đã lên đường tới quần đảo Nam Kuril hiện do Nga kiểm soát, mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Phái đoàn khoảng 50 người này – do Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Eiichi Hasegawa, dẫn đầu – bao gồm các đại diện doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và mua bán hải sản.

Các thành viên của phái đoàn được cho là sẽ khảo sát cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng như đánh giá tiềm năng cho các dự án nuôi trồng thủy sản, trồng rau xanh và dâu tây. Phái đoàn cũng dự kiến sẽ nghiên cứu những cơ hội phát triển du lịch của khu vực này.

Đây là chuyến thăm thứ ba của một phái đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tới quần đảo Kuril.

Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy tiến tới việc ký kết một Hiệp ước hòa bình với Nga, vốn đã bị trì hoãn suốt 70 năm qua, tiến tới việc giải quyết tranh chấp chuỗi đảo Kuril một cách sớm nhất có thể.

TASS cho hay, các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và đảo không có người ở Habomai được trao cho Liên bang Xô viết sau chiến tranh nhưng Nhật Bản luôn “đấu tranh chủ quyền” với Liên xô và Nga.

Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần tuyên bố chủ quyền của Moscow đối với các hòn đảo đã được hợp thức hóa phù hợp với Luật pháp quốc tế và không phải là chủ đề để thảo luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới