Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiến động địa chính trị và cơ hội cho ASEAN

Biến động địa chính trị và cơ hội cho ASEAN

Thanh Niên giới thiệu những phân tích của Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende và Giám đốc WEF châu Á – Thái Bình Dương Justin Wood trước thềm sự kiện WEF về ASEAN tại Hà Nội.

Liệu ASEAN có đủ sức bật để vươn lên giữa những biến động trong khu vực và toàn cầu? Trong khi nền kinh tế thế giới tiếp tục mở rộng, ảnh hưởng từ xáo trộn về kinh tế, địa chiến lược và công nghệ có thể đe dọa đến thành quả và lợi ích của ASEAN. Để tồn tại, các thành viên của khối phải đưa ra những quyết định quan trọng về vai trò của cộng đồng trong các vấn đề khu vực. Nếu lựa chọn đúng đắn, ASEAN có thể biến thách thức thành cơ hội cho một tương lai phát triển bền vững.
Biến động toàn cầu
Những thành quả vượt bậc của ASEAN trong 5 thập niên qua chủ yếu nhờ vào nỗ lực của các thành viên nhằm xây dựng cộng đồng dưới
Bên cạnh đó, cũng quan trọng không kém là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển chóng mặt của trí tuệ nhân tạo (AI), y học chính xác và phương tiện tự hành đang làm biến đổi nhiều mặt của đời sống. Các nước ASEAN sẽ cảm nhận sâu sắc tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 về việc làm, thu nhập và xã hội. Ngân sách quốc gia sẽ bị thách thức ngay thời điểm mà các thành viên ASEAN phải gia tăng đầu tư vào tái trang bị kỹ năng cho lực lượng lao động và phát triển cơ sở hạ tầng cho thời kỳ mới. Bước chuyển từ tập trung hóa chuỗi cung ứng toàn cầu sang địa phương hóa các hệ thống sản xuất cũng có thể có tác động lớn đến xuất khẩu và nguồn đầu tư.
Đoàn kết chống can thiệp
Đối mặt với những chuyển biến mạnh mẽ hiện nay, ASEAN phải gia tăng sức mạnh cộng đồng chung. Trong đó, một trong những chìa khóa là xây dựng một thị trường chung đích thực để có thể tự lèo lái số phận kinh tế của mình thay vì dựa vào nhu cầu từ thị trường bên ngoài, đồng thời tăng khả năng tự vệ trước các cú sốc bảo hộ mậu dịch. Đặc biệt, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, một thị trường kỹ thuật số chung nhất sẽ giúp ASEAN phát triển thực sự các dịch vụ liên khu vực trong lĩnh vực tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thương mại điện tử. Song song đó, ASEAN cũng cần tiếp tục chính sách kinh tế mở với các đối tác bên ngoài như lâu nay.
Tăng cường cộng đồng chính trị – an ninh cũng quan trọng không kém khi cấu trúc an ninh toàn cầu đang bị thách thức. ASEAN phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nếu muốn thế giới ủng hộ lợi ích của mình. Đứng riêng lẻ, các thành viên của khối khó tạo được sức nặng cần thiết nhưng đoàn kết lại, họ sẽ là khu vực chiếm gần 10% dân số thế giới và gần 5% GDP toàn cầu. Cũng cần phải nhấn mạnh nguy cơ ASEAN mất đi cam kết tập thể về tầm nhìn chung cho khu vực và lập trường chung đối với các vấn đề địa chính trị trong tình hình mới. Nhiều nhà quan sát lo ngại các thế lực bên ngoài gây tổn hại đến sự đồng thuận trong khối bằng cách gia tăng ảnh hưởng lên từng thành viên thông qua đầu tư, thương mại và viện trợ. Nếu đánh mất gắn kết, ASEAN sẽ không còn khả năng giải quyết tranh chấp và định hình những nguyên tắc ứng xử quốc tế.
Trong lịch sử, nguyên tắc của ASEAN về ra quyết định dựa trên đồng thuận và không can thiệp vào nội bộ thành viên đã giúp ích cho khối rất nhiều và sẽ không khôn ngoan nếu vứt bỏ phương thức này. Tuy nhiên, cũng không thể để những tiếng nói “phá bĩnh” ngăn cản việc thông qua quan điểm tập thể. Với việc các tổ chức toàn cầu đang bị thách thức và sự trỗi dậy của châu Á trong những vấn đề chung, ASEAN càng phải củng cố năng lực, thắt chặt kết nối và hợp tác hơn bao giờ hết để có thể tạo ra sức ảnh hưởng trong mọi biến động.
RELATED ARTICLES

Tin mới