Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ chấp nhận cắt Made in China lách trừng phạt Mỹ

TQ chấp nhận cắt Made in China lách trừng phạt Mỹ

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cách né thuế nhập khẩu của Mỹ bằng cách loại bỏ mác “Made in China”.

Trước làn sóng trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ đối với một số hàng hóa từ Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã dùng nhiều mánh khóe để tránh bị áp thuế nhập khẩu của Mỹ.

Đó là bỏ mác “Made in China”. Để làm điều đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển những xưởng sản xuất của họ ra nước ngoài như Serbia, Mexico, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

Các nhà máy Trung Quốc, sản xuất các mặt hàng từ xe đạp đến săm lốp, đồ nhựa và dệt may…, đang chuyển dây truyền lắp ráp sản phẩm của mình ra nước ngoài nhằm tránh mức thuế hải quan cao hơn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ và nhiều nơi khác.

Hl Corp, nhà sản xuất phụ tùng xe đạp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến, hồi tháng trước đã thông báo với các nhà đầu tư quyết định chuyển cơ sở sản xuất của mình ra nước ngoài vì lý do thuế má.

Ban quản lý công ty này cho biết nhà máy mới sẽ “giảm bớt và tránh” tác động của thuế.

Công ty săm lốp Linglong Tyre của Trung Quốc, công ty đang xây dựng một nhà máy trị giá 994 triệu USD tại Serbia, cho biết: “Xây dựng một nhà máy ở nước ngoài cho phép tăng trưởng gián tiếp bằng cách tránh các hàng rào thương mại quốc tế”.

Một thực tế đáng ngại là các công ty Trung Quốc bị đe dọa bởi chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump đã tuyên bố sẽ đánh tăng toàn bộ số hàng hóa của Trung Quốc muốn nhập khẩu vào Mỹ trị giá khoảng 200 tỷ USD.

Việc các doanh nghiệp Trung Quốc loay hoay tìm đường sống là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, không chỉ có những công ty này mà ngay cả các nhà cung cấp quan trọng cho Apple, Google hay Amazon, những công ty có giá trị cao nhất hành tinh, cũng đang chuẩn bị những kế hoạch khẩn cấp để chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Với các mối đe dọa của Tổng thống Mỹ, rủi ro kinh doanh khó khăn đã trở nên rõ ràng hơn.

Dù Apple đã tìm cách phản ứng khéo léo trước cảnh báo của Tổng thống Trump, họ vẫn tìm cách an ủi các nhà cung ứng địa phương.

CEO của một công ty đang cung cấp lắp ráp iPhone cho Apple cho biết, nếu tuyên bố mới nhất của ông Trump về việc đánh thuế các mặt hàng của Apple như đồng hồ cho đến tai nghe không dây, thiết bị gia dụng thông minh, sạc và cả phụ kiện thì giá của mỗi chiếc điện thoại iPhone có thể tăng thêm đến 150 USD.

Hiện tại, có nhiều công ty công nghệ Đài Loan và Trung Quốc lo sợ các công ty cao cấp như Mỹ sẽ chuyển nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc để né thuế cao.

Danh sách các công ty nước ngoài chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc ngày càng dài, trong đó có công ty đồ chơi Hasbro, công ty sản xuất camera Olympus, hãng giày Deckers và Steve Madden…

Thực tế không chỉ bởi chính sách thuế của Mỹ tạo ra những cuộc “thoát ly” khỏi Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các chuỗi cung ứng đã bắt đầu di chuyển ra khỏi Trung Quốc khi chi phí bảo vệ môi trường và lương công nhân gia tăng.

Nhưng các mức thuế mới của Mỹ giống như “đổ thêm dầu vào lửa,” thúc đẩy xu hướng định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu.

Christopher Rogers, một chuyên gia về chuỗi cung ứng tại công ty dữ liệu thương mại Panjiva, cho biết: “Tất nhiên, các mức thuế mới buộc các doanh nghiệp phải xem lại các chuỗi cung ứng toàn cầu của mình”.

RELATED ARTICLES

Tin mới