Monday, December 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiQuốc gia có thể giúp TQ trong cuộc chiến thương mại hóa...

Quốc gia có thể giúp TQ trong cuộc chiến thương mại hóa ra là địch thủ lâu năm

Trung Quốc đang tìm cách học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong cuộc chiến thương mại tương tự với Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan.

Lãnh đạo 2 nước Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Bài học kinh nghiệm

Khi Bắc Kinh ngày càng cảm nhận được tác động đầy đủ từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump, các quan chức, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu Trung Quốc đã thúc giục các đối tác Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm từ những năm 1980, khi Tokyo bị Washington tấn công vì thặng dư thương mại và công nghiệp với Mỹ ngày càng tăng.

Trung Quốc có thể học những bài học từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Matthew Goodman, cố vấn cao cấp về kinh tế châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, lưu ý.

Mặc dù có sự khác biệt giữa việc Nhật Bản vươn lên như một cường quốc thương mại thế kỷ trước và sự nổi lên của Trung Quốc ngày nay như một siêu cường tiềm năng, Tokyo cũng có những bài học để người hàng xóm học hỏi trong việc xử lý nợ, bong bóng tài sản và dân số già.

Trung Quốc đã nhiều lần hỏi các quan chức cấp cao tại Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) về kinh nghiệm của nước này trong việc quản lý xung đột thương mại, theo một nguồn tin của Bloomberg.

Các nhà nghiên cứu từ một viện nghiên cứu có liên kết với chính phủ cũng đã đến Tokyo vào đầu năm nay, có cuộc gặp với ông Shigehiro Tanaka, phụ trách chính sách thương mại tại Bộ Thương mại Nhật Bản và thảo luận với cựu quan chức ngân hàng trung ương và các học giả về chiến tranh và bài học của quá khứ.

Trung Quốc cũng đang tìm đến Nhật Bản để được hướng dẫn về những việc cần làm trong một cuộc khủng hoảng tài chính. Cựu Phó Thống đốc BOJ Hiroshi Nakaso nói với tờ Financial Times hồi đầu năm rằng Trung Quốc đang xem xét cách Nhật Bản xử lý cuộc khủng hoảng bùng nổ cổ phiếu và bong bóng bất động sản vào đầu những năm 1990.

Bắc Kinh có thể có cơ hội khác để thu thập thông tin chi tiết từ các đối tác Tokyo trong tuần này, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có chuyến thăm và hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong số những quan chức tháp tùng ông Abe sẽ có Bộ trưởng Thương mại Hiroshige Seko, Bộ trưởng Ngoại giao Taro Kono và các lãnh đạo doanh nghiệp.

Tránh vết xe đổ

Hình bóng phảng phất của chính sách thời đại Reagan còn thể hiện qua nhà đàm phán thương mại hàng đầu Robert Lighthizer. Hiện là nhà đàm phán thương mại hàng đầu hiện nay của Tổng thống Trump, ông Lighthizer đã dẫn đầu các cuộc đàm phán nhằm giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản dưới thời Reagan với tư cách là Phó đại diện thương mại của Mỹ.

Ông có cùng quan điểm với Tổng thống Trump rằng: Thâm hụt thương mại của Mỹ, vốn tăng đều đặn kể từ năm 1975, là một bằng chứng cho thấy mọi thứ đã đi sai hướng.

Tuy nhiên, Trung Quốc không có ý định lặp lại quyết định của Nhật Bản với Mỹ hồi năm 1985. Đó là chấp nhận tăng giá đồng Yên Nhật so với USD để giảm giá USD.

Thỏa thuận này, được xem là chiến thắng cho chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan, đã chứng kiến ​​sự tăng giá của đồng Yên, khiến xuất khẩu Nhật Bản bị thiệt hại.

Nền kinh tế Nhật Bản khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu, nên việc tăng giá đồng Yên đe dọa tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, tương tự tình trạng của Trung Quốc hiện nay.

Nhật Bản đã phải sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất được hạ xuống đã dẫn đến bong bóng bất động sản và bong bóng cổ phiếu ở nước này cuối những năm 1980.

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn dến bong bóng kinh tế tan vỡ, dẫn tới sự đình đốn kinh tế kéo dài trên một thập niên ở Nhật Bản.

RELATED ARTICLES

Tin mới