Thursday, November 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTổng thống Trump thẳng tay "tạt gáo nước lạnh" vào người đồng...

Tổng thống Trump thẳng tay “tạt gáo nước lạnh” vào người đồng cấp Putin?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng đã quyết định thực hiện lời đe dọa khi tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp dự kiến với người đồng cấp Nga tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires vào thứ Bảy (1/12).

Dựa vào thực tế là những con tàu và thủy thủ không trở về Ukraine từ Nga, tôi quyết định rằng, sẽ là tốt nhất cho các bên để hủy bỏ cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ trước của tôi với ông Putin.

Trước đó, hôm 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phát biểu thể hiện sự ủng hộ đối với đồng minh Ukraine. Ông Trump đã nói đến việc có thể hủy bỏ một cuộc gặp dự kiến với người đồng cấp Nga Putin tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào cuối tuần này như một cách “đáp trả” cho “hành động gây hấn” của Nga.

Nga đã bắt giữ các tàu và thủy thủ của Ukraine hồi cuối tuần vừa rồi ở gần bán đảo Crimea – một khu vực được Moscow sáp nhập năm 2014. Nga cho biết, họ bắt giữ các tàu và thủy thủ của Ukraine vì lực lượng này đã xâm phạm bất hợp pháp vào vùng lãnh hải của họ. Kiev bác bỏ cáo buộc đó.

Trên đường rời Nhà Trắng đến Argentina ngày hôm qua (29/11), Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên rằng, ông “có thể” sẽ có cuộc gặp với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh nhưng nói rằng ông sẽ đưa ra quyết định chính thức sau khi được báo cáo tình hình trên máy bay. Rất nhanh sau đó, ông Trump viết trên Twitter rằng, “sẽ là tốt nhất cho tất cả các bên có liên quan” để hủy bỏ cuộc gặp với ông Putin “dựa trên thực tế các tàu và thủy thủ chưa trở về Ukraine.”

Tổng thống Trump cho biết, ông mong đợi “một hội nghị thượng đỉnh có ý nghĩa” khi “tình hình đã được giải quyết”.

Phản ứng trước quyết định của Tổng thống Trump, điện Kremlin cho biết, họ chưa nhận được bất kỳ thông tin xác nhận nào về việc hủy bỏ cuộc gặp thông qua các kênh chính thức. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của điện Kremlin cho hay, nếu cuộc họp bị hủy bó, ông Putin sẽ có thêm vài giờ tự do để tổ chức những cuộc họp quan trọng khác.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng không chắc chắn xung quanh một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ. Trên thực tế, dường như điều này xảy ra khá thường xuyên. Chỉ ba ngày trước khi hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có cuộc gặp ở Helsinki vào tháng Bảy vừa rồi, cố vấn đặc biệt của ông Trump – Robert Mueller đã đưa ra cáo buộc cho rằng 12 quan chức quân sự của Nga có vai trò trong việc can thiệp vào nền chính trị trong nước của Mỹ. Ông Mueller là người chịu trách nhiệm điều tra cáo buộc về việc giữa ông Trump và nước Nga có mối “quan hệ thông đồng”. Động thái đó đã khiến giới chức Nhà Trắng tin rằng ông Mueller cố tình tìm cách phá hoại cuộc gặp ở Helsinki.

Cũng có những thông tin trái chiều nhau về khả năng có cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ bên lề sự kiện kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ I ở Pháp hồi tháng trước. Cuối cùng, Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin vẫn có cuộc gặp ngắn sau hậu trường và công khai bắt tay nhau sau khi các nhà tổ chức của Pháp đổi sắp xếp vị trí chỗ ngồi vào phút cuối để tránh không cho hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ ngồi cạnh nhau.

Trong khi cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine đang diễn ra nóng bỏng thì Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố, Kiev đã nhận được lời đề nghị “giúp đỡ về mặt quân sự” từ phía Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đảm bảo rằng nước ông sẽ “ủng hộ hoàn toàn, hỗ trợ đầy đủ, trong đó có sự hỗ trợ về quân sự, phối hợp toàn diện mọi thứ chúng tôi cần để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, ông Poroshenko đã cho biết như vậy.

Cuộc đụng độ trên biển giữa Nga và Ukraine đang gây ra một cuộc đối đầu không chỉ giữa hai nước có liên quan trực tiếp mà còn khiến mối quan hệ giữa Nga với phương Tây leo thang căng thẳng.

RELATED ARTICLES

Tin mới