Thuế quan rõ ràng làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc nhiều hơn Mỹ.
Cách đây không lâu, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành lớn nhất thế giới. Chiến lược “Made in China 2025” của Chính phủ nhằm giúp Trung Quốc nắm quyền chi phối nền sản xuất toàn cầu, được coi là một mối đe dọa hiện hữu đối với vị trí lãnh đạo công nghệ của Hoa Kỳ. Giới đầu cơ cũng dự báo đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng đô la Mỹ thành tiền tệ dự trữ thế giới.
Nhưng cuộc chiến thương mại đã làm thay đổi tất cả. Không ai ngạc nhiên với nền kinh tế Trung Quốc ngày nay.
Trung Quốc đang trả giá
Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, giảm mạnh 19% trong tháng 12, giảm 6% trong năm 2018, là năm sụt giảm đầu tiên của ngành công nghiệp sau 20 năm. Goldman Sachs dự đoán mức giảm sẽ tăng lên 7% vào năm 2019. Nhìn rộng hơn, các khu vực sản xuất tư nhân và công cộng của Trung Quốc đều giảm vào tháng 12.
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc ở đại lục cũng không khá hơn, khi giảm tới 25% trong năm 2018. Tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng cũng ở mức thấp trong 15 năm. Bắc Kinh phải tạm gác các mục tiêu đối với Made in China 2025, cũng như các sáng kiến cao cấp khác (Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Sáng kiến Vành đai và Con đường) cũng đang bị đuối sức.
Trên thực tế, toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc không chỉ bị đuối sức, mà có thể chưa bao giờ tốt được như đã tuyên bố. Nhiều người tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế công chính thức ở mức tuyệt vời 6,5% của Trung Quốc là một sự thêu dệt. Một ước tính của Ngân hàng Thế giới năm 2016 cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 1,1%, trong khi các ước tính khác cho thấy mức tăng trưởng của nước này còn thấp hơn, hoặc thậm chí là âm.
Điều đáng lo ngại nữa là khoản nợ tiềm ẩn thảm khốc mà người Trung Quốc đã dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng. Chỉ riêng nợ của chính quyền địa phương đã lên tới 6 nghìn tỷ USD, theo đại gia đánh giá tín nhiệm toàn cầu S&P Global Ratings. S&P đã gọi đó là một tảng băng nợ với rủi ro tín dụng lớn.
Nhiều nhà chức trách đỗ lỗi cuộc chiến thương mại để giải thích một phần các số liệu nghèo nàn này, và họ thường thêm rằng các cuộc chiến thương mại luôn là thua-thua (cả 2 bên đều thua lỗ). Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc rõ ràng là một kẻ thua cuộc, thì không có thể nói như vậy đối với Hoa Kỳ, nơi có nền kinh tế đang bùng cháy.
Hoa Kỳ thăng hoa
Trái ngược với mức thấp trong 15 và 20 năm được ghi nhận ở các chỉ số kinh tế của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang tăng lên các mức cao nhất 20, 30, 40 và 50 năm. Tiền lương tăng, đặc biệt là đối với những người trước đây thường tệ hơn, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người da đen, người gốc Tây Ban Nha và phụ nữ ở mức thấp chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã thêm 4,8 triệu việc làm kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, với các nhà sản xuất Hoa Kỳ năm ngoái đã bổ sung thêm 284.000 việc làm, nhiều nhất trong hơn 20 năm. Người Mỹ đang bỏ tem thực phẩm và trợ cấp khuyết tật vì thu nhập cao hơn. Đây là thời điểm tốt nhất cho thị trường lao động Mỹ trong ít nhất 18 năm và có thể gần chạm mức 50 năm, Thời báo New York (NYT) lưu ý vào tháng 11.
Những kết quả này khiến những cảnh báo bi quan trước đây trở nên lạc điệu. Chẳng hạn, Phòng Thương mại Hoa Kỳ từng cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đối với các sản phẩm nhập khẩu có thể đe dọa công việc của hàng triệu người lao động. Hay Tổ chức Thuế quan dự đoán rằng thuế quan của ông Trump sẽ làm giảm tiền lương của người Mỹ. Và Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney tuyên bố cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ làm giảm GDP của Hoa Kỳ. Hoặc Tổ chức Di sản gọi thuế quan của ông Trump là “không hiệu quả và nguy hiểm”.
Mặc dù sự sụp đổ của Trung Quốc và sự trỗi dậy của Mỹ không phải hoàn toàn do chính sách thuế của ông Trump, nhưng rõ ràng nó đã gây tổn hại cho nền kinh tế của Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Ít nhất là cho đến nay, các loại thuế hầu hết đều được trả bởi người Trung Quốc.
Theo một bản tóm tắt chính sách gần đây từ EEPol Europe, một mạng lưới các nhà nghiên cứu ở Liên minh châu Âu, các công ty và người tiêu dùng Mỹ sẽ chỉ phải trả 4,5% mức thuế trong tổng mức thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, 20,5% thuế quan còn lại đặt lên vai các nhà sản xuất Trung Quốc.
Báo cáo của EEPol cho thấy chính quyền Trump đã chọn các sản phẩm dễ dàng thay thế, buộc các nhà xuất khẩu của Trung Quốc phải giảm giá bán để giữ chân người mua.
Các tác giả báo cáo khẳng định, thông qua lựa chọn chiến lược đối với các sản phẩm Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ không chỉ có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng và các công ty Hoa Kỳ, mà còn tạo ra lợi ích ròng đáng kể ở Hoa Kỳ. Báo cáo cũng cho rằng thuế quan sẽ hoàn thành mục tiêu của ông Trump là giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Quan trọng hơn, thuế quan đã thúc đẩy niềm tin đầu tư vào Hoa Kỳ, không chỉ ở thép và nhôm, nơi hàng chục nhà máy đang được xây dựng hoặc mở cửa trở lại, mà trong nền kinh tế rộng lớn hơn.
Được doanh nghiệp ủng hộ
Một cuộc khảo sát của UBS Wealth Management America cho thấy 71% chủ doanh nghiệp Mỹ ủng hộ áp thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, với chỉ một phần ba lo thuế quan sẽ làm tổn thương họ.
Một bài báo của Bloomberg Businessweek vào tháng 10 đã đưa ra quan điểm rằng thuế quan đánh vào nhập khẩu thép và nhôm sẽ có lợi: Việc làm trong các ngành sử dụng kim loại đã tăng lên kể từ khi thuế quan có hiệu lực vào mùa xuân năm ngoái, (hơn cả) sự gia tăng đối với sản xuất chung.
Công chúng Mỹ cũng thích thuế quan. Theo cuộc thăm dò của Mellman Group và Public Opinion Strategies vào tháng 10, gần 60% cử tri cho rằng điều quan trọng đối với Tổng thống Trump và Nghị viện là đặt ra các hạn chế thương mại đối với các quốc gia vi phạm các hiệp định thương mại.
Với thuế quan áp dụng cho Trung Quốc, công chúng không nghi ngờ gì cũng thích chúng vì các yếu tố phi kinh tế – để kiềm chế một trong những kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới và mối đe dọa quân sự chính của Mỹ, cuộc thăm dò cho biết.
Trái ngược với lập luận thông thường, cuộc chiến thương mại này không phải là thua-thua như người ta vẫn nói, mà nó là một chiến thắng lớn cho Hoa Kỳ, theo nhà phân tích chính sách Lawrence Solomon của Probe International, có trụ sở ở Toronto, Canada.