Monday, November 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiPhân tích lập trường yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc ở...

Phân tích lập trường yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông từ khía cạnh luật quốc tế và dẫn chứng lịch sử

Trung Quốc lập luận rằng yêu sách của nước này ở Biển Đông là hợp pháp dựa trên việc thực thi chủ quyền đầ đủ và liên tục đối với các quần đảo sau khi phát hiện từ thời nhà Hán. Việc Trung Quốc khám phá ra các quần đảo đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa “chủ quyền ban đầu”. Danh nghĩa “chủ quyền” này về sau được Trung Quốc hoàn thiện thông qua việc thể hiện chủ quyền liên tục trên các quần đảo trong suốt tiến trình lịch sử. Những hành động củng cố “chủ quyền” của Trung Quốc, bao gồm việc khai thác các đảo với sự tài trợ từ phía chính phủ, tuần tra liên tục trên biển cũng như hàng loạt khảo sát khoa học, đã chứng tỏ “chủ quyền và sự quản lý hữu hiệu” của Trung Quốc trên các quần đảo này. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh luật quốc tế và dẫn chứng lịch sử cho thấy những gì Trung Quốc công bố và quảng bá chỉ là hình thức ngụy tạo và viện dẫn sai các quy định luật quốc tế.

Phân biệt giữa “phát hiện” và “nhận thức”

Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh là quốc gia “đầu tiên” phát hiện ra các quần đảo trên Biển Đông từ thời nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên). Để củng cố cho lập luận của mình, Trung Quốc đưa ra hàng loạt sách vở và bản đồ được cho là mô tả các đặc điểm địa lý của Hoàng Sa và Trường Sa, coi những quần đảo trong tranh chấp này là nằm trong đường biên giới trên biển của Trung Quốc phong kiến.

Trên thực tế, nếu quy chiếu theo luật quốc tế, các bằng chứng lịch sử cũng như các tiếp xúc (với đảo) mang tính rời rạc và nhỏ lẻ của ngư dân Trung Quốc là không đủ để thiết lập chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo tại Biển Đông. Vì vậy, tính hợp lý của yêu sách từ phía Trung Quốc vẫn “nằm trong diện nghi vấn”. Liệu các nhà hàng hải Trung Quốc có thực sự xây dựng hải đồ Biển Đông như mình khẳng định hay không vẫn chưa được xác định bởi các thủy thủ Trung Quốc thời xưa thường đi lại trong các tuyến đường biển phía trong, dọc theo bờ biển của đảo Hải Nam và vùng đất liền Việt Nam. Mặc dù vậy, kể cả khi Trung Quốc có thực sự vẽ hải đồ Biển Đông, điều này cũng không chứng tỏ được quyền quản lý hữu hiệu các quần đảo của Bắc Kinh. Về mặt pháp lý, nếu chỉ dựa vào việc các thủy thủ Trung Quốc nhận thức được sự tồn tại và vị trí của Hoàng Sa và Trường Sa thì không đủ để minh chứng rằng Trung Quốc thực sự đã “khám phá” ra các quần đảo. Luật quốc tế đã chỉ ra rõ điểm khác nhau giữa “ý niệm nhận thức và phát hiện về địa lý” khi phân định chủ quyền đối với lãnh thổ bởi hiệu lực pháp lý của hai hành động này về bản chất là khác nhau. Theo đó, phần lớn các bằng chứng Trung Quốc đưa ra để giải thích cho lập luận của mình đều nằm trong nhóm tài liệu “chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cơ bản về khu vực này chứ không có hữu hiệu để lập luận pháp lý”

Hơn nữa, bằng chứng lịch sử do Trung Quốc đưa ra để lý giải yêu sách của mình không chỉ không có sức thuyết phục mà còn hàm chứa nhiều mâu thuẫn và sơ hở. Các triều đại phong kiến châu Á cổ không thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ mà chỉ đơn thuần được mô tả bởi các đường lãnh thổ không xác định và không cố định. Do vậy, ý niệm về “chiếm hữu hữu hiệu” không tồn tại trong hệ thống pháp lý của Nho giáo được Trung Quốc áp dụng cho tới tận những năm 1990. Giáo sư Mohan Malik, Trung tập Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương nhận xưa đã nhận định: “Yêu sách của Trung Quốc tại Trường Sa dựa trên lịch sử đã bị thiếu cơ sở bởi thực tế là các vị hoàng đế trong quá khứ không tiến hành thực thi chủ quyền tại quần đảo này. Trong thời kì châu Á tiền hiện đại, các vương quốc được xác định bằng các đường biên vô định, không được bảo vệ và thường xuyên thay đổi. Ý niệm về quyền bá chủ mới là ý niệm nổi trội”. Theo giáo sư Malik, không như các quốc gia nhà nước, “biên giới của các triều đại Trung Quốc không được vạch ra cũng như kiểm soát cẩn thận mà giống như vòng tròn các khu vực, đi từ vùng trung tâm văn minh đến các vùng ngoại biên không xác định”. Hơn nữa, trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng như Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn giữ quan điểm rằng biên giới đất liền của mình chưa bao giờ được xác định hay phân định, phân chia rõ ràng.

Ngoài ra, hầu hết các học giả châu Á đều đồng ý rằng các thủy thủ Trung Quốc “đều là những người đến sau tại Biển Đông”. Tổ tiên của người Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ngày nay ít nhất đã thống trị “việc đi biển” (seafaring) của khu vực này trong vòng thiên niên kỉ đầu tiên sau Công Nguyên”. Các thủy thủ Malaysia đã vượt Ấn Độ Dương 1.000 năm trước khi Tướng quân Trịnh Hòa thực hiện 7 chuyến hải trình vào thế kỷ 15. Vương quốc Chăm (mà ngày nay là vùng miền Trung Việt Nam) mới là vương uốc thống trị buôn bán qua Biển Đông cho tới khi bị Việt Nam sáp nhập vào thế kỷ 15. Nếu so sánh, ta có thể thấy tuyến đường truyền thống mà các nhà hàng hải Trung Quốc ban đầu sử dụng chính là tuyến đường phía trong, dọc theo bờ biển của đảo Hải Nam và An Nam (Việt Nam lục địa), chứ không phải các tuyến đường thông qua Bãi Macclesfield và Hoàng Sa. Vì vậy, lập luận Trung Quốc khám phá ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xét về mặt pháp lý, là không hề chắc chắn.

Giá trị pháp lý của các bản đồ lịch sử

Trung Quốc đưa ra một loạt các bản đồ cổ để củng cố cho yêu sách rằng Hoàng Sa và Trường Sa đã được công nhận là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa. Tuy nhiên, giới học giả khu vực và quốc tế nhận định rằng các bản đồ và văn bản cổ đều mô tả đảo Hải Nam (Qiongzhou) là phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc. Theo thông lệ hiện nay, các tòa án quốc tế thường giữ quan điểm nhất quán rằng các bản đồ, đặc biệt là bản đồ do các bên tranh chấp cung cấp, hầu như không mang giá trị pháp lý trong việc xác định chủ quyền lãnh thổ tranh chấp. Như Tòa án Công lý uốc tế (ICJ) đã phán trong vụ việc Tranh chấp Đường biên giới:“… Trong các tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các thông tin do bản đồ diễn giải có chính xác hay không phải tùy vào từng vụ việc cụ thể. Chỉ mình bản đồ và chỉ dựa trên sự tồn tại của bản đồ, bản đồ không thể cấu thành danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Chỉ văn bản phù hợp với luật quốc tế mới có giá trị pháp lý để thiết lập chủ quyền lãnh thổ”. Một ngoại lệ của luật lệ này có thể được áp dụng trong các vụ việc mà bản đồ nằm trong nhóm “là thể hiện bằng hành động ý chí của nhà nước hoặc các quốc gia liên quan…, ví dụ như bản đồ là phần đính kèm không thể thiếu của một văn bản chính thức”. Tuy nhiên, đối với ngoại lệ trong trường hợp được xác định cụ thể này, “các bản đồ chỉ đơn thuần là bằng chứng ngoại lai với mức độ tin cậy khác nhau, có thể được sử dụng cùng với các bằng chứng thuộc loại gián tiếp khác, để thiết lập hoặc tái quy định các thông tin thực tế”.

Không có tư liệu bản đồ nào mà Trung Quốc đưa ra thuộc phần công cụ pháp lý hiện có hiệu lực hay là một phần trong các điều ước về biên giới giữa Việt Nam (hay Pháp) và Trung Quốc. Vì vậy, chỉ dựa vào các bản đồ này không thể minh chứng cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông.

“Danh nghĩa chủ quyền ban đầu” và “chiếm hữu hữu hiệu”

Kể cả nếu như Trung Quốc là quốc gia khám phá ra các quần đảo trên Biển Đông như nước này vẫn khẳng định, các tòa án quốc tế đều thống nhất quan điểm rằng nếu chỉ phát hiện mà không chiếm hữu hữu hiệu vùng lãnh thổ thì sẽ không đủ thiết lập chủ quyền trên lãnh thổ đó. Chiếm hữu hữu hiệu liên quan đến hai yếu tố. Hai yếu tố này phải được chứng minh là có tồn tại: một là ý định và ý chí sẵn sàng để thực hiện chủ quyền; hai là sự thực thi chủ quyền trên thực tế. Hơn nữa, danh nghĩa ban đầu không thể “…có hiệu lực cao hơn việc thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục bởi một quốc gia khác bởi việc thực thi chủ quyền hữu hiệu có thể “phủ định cả những danh nghĩa chủ quyền đã được quốc gia khác thiết lập trước đó”.

Trung Quốc khẳng định rằng mình duy trì việc thực hiện chủ quyền hòa bình và liên tục với các quần đảo Biển Đông từ ít nhất là thế kỷ 14. Tuy vậy, theo như một số học giả quốc tế, “các ghi chép công nhận yêu sách này là thưa thớt và không thuyết phục”. Trong hầu hết các trường hợp, Trung Quốc dựa vào các ghi chép khẳng định rằng ngư dân Trung Quốc từ đảo Hải Nam đã cư trú tạm thời tại một số khu vực tại quần đảo Trường Sa trong một vài giai đoạn ngắn khi họ tiến hành các hoạt động đánh bắt cá trong khu vực. Tương tự như vậy, Trung Quốc truy dấu vết khai thác kinh tế tại quần đảo là có từ các hoạt động đánh cá không do chính phủ trợ cấp kể trên, mặc dù sau này Trung Quốc lại khẳng định các hoạt động đánh cá nà được chính phủ Trung Quốc thu xếp và chấp thuận. Để bổ sung cho các bằng chứng cho thấy sự quản lý hữu hiệu của Trung Quốc với các quần đảo này, Trung Quốc sau đó đã chỉ ra rằng: “việc Trung Quốc cho tàu tuần tra Biển Đông; các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn; việc xây dựng các đài khí tượng, hải đăng và các trạm phát thanh; và các khảo sát về thủ văn và phép đo địa hình các đảo và vùng nước xung quanh”. Một sự đánh giá cẩn thận về lập trường của Trung Quốc đã cho thấy rằng đơn giản là không có bằng chứng tin cậ nào để chứng tỏ Trung Quốc chiếm đóng liên tục và hòa bình cũng như cho thấy Trung Quốc thể hiện chủ quyền đối với các đảo ở mức cần thiết để đem lại chủ quyền cho nước này theo luật quốc tế.

Mặc dù Trung Quốc nhận thức được rằng sự hiện diện kinh tế sớm của Trung Quốc tại các đảo trên Biển Đông không phải do nhà nước bảo trợ, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng, từ triều đại nhà Thanh năm 1910, các hoạt động về sau tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều được chính phủ Trung Quốc điều phối thông qua phê chuẩn hoặc ủng hộ. Sự liên đới của chính phủ về sau được thúc đẩy bởi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1949) và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Các hoạt động của chính bao gồm thu thuế và lệ phí từ các ngư dân Trung Quốc, cấp giấ phép cho các thương nhân Trung Quốc được quyền khai thác và phát triển các đảo. Liệu các hành động này có thực sự xảy ra hay không vẫn còn phải đặt nghi vấn. Bởi lẽ, không có bất kì bằng chứng độc lập nào được đưa ra để chứng thực rằng chính phủ Trung Quốc có tham gia vào các hoạt động như vậy. Ngoài ra, kể cả khi chính phủ Trung Quốc có tham gia thật, gần như tất cả các ví dụ được các học giả Trung Quốc đưa ra cũng có liên quan tới các hoạt động khai thác kinh tế tại Hoàng Sa và xảy ra gần 250 năm sau khi chính phủ Việt Nam ủy quyền và tổ chức khai thác có hệ thống quần đảo này và cả quần đảo Trường Sa.

Ngoài ra, rất nhiều công trình cổ xưa được các học giả đưa ra để minh chứng cho lập trường của Trung Quốc liên hệ các đảo tại Biển Đông với các nước “kém văn minh hơn” tại phía Nam (Việt Nam ngày nay). Những tài liệu này mô tả việc các nước phương Nam khai thác các đảo để cống nạp cho những quốc vương trị vì các triều đại phong kiến Trung Quốc. Mối liên hệ này khẳng định chắc chắn rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc. Hơn thế nữa, việc Việt Nam cống nạp rõ ràng đối lập với lập luận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, chiếm đóng và khai thác các đảo trên Biển Đông. Thông qua việc công nhận rằng các đế vương triều Nguyễn mới là người chiếm đóng và khai thác Hoàng Sa, dù là để cống nạp cho quốc gia bảo hộ, Trung Quốc đã ngầm thừa nhận rằng mình không hề sở hữu hay quản lý thực chất quần đảo Hoàng Sa cũng như không có ý định thực thi chủ quyền trên nhóm đảo này. Cả hai đều là điều kiện để chứng tỏ chủ quyền đối với lãnh thổ, theo luật quốc tế.

Bằng chứng được cho là cho thấy tàu hải quân Trung Quốc tuần tra trên Biển       Đông, cùng lắm, cũng chỉ minh chứng không hơn được việc Trung Quốc nhận thức được là các đảo trong Biển Đông có tồn tại. Không có bất kì chứng cớ trong bất kì văn bản nào mà chính phủ lẫn học giả Trung Quốc đưa ra phản ánh rằng Trung Quốc thực sự chiếm hữu và quản lý các đảo trong khi tiến hành tuần tra trên biển cả. Thêm vào đó, các học giả châu Á cũng đặt nghi vấn đối với các hoạt động từ rất sớm của hải quân mà Bộ Ngoại giao lẫn học giả Trung Quốc đã rêu rao. Ngoại trừ bảy chuyến hải trình của Đô đốc Trịnh Hòa. Cũng vì lẽ vậy, giới học giả lập luận rằng “bằng chứng lịch sử Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho yêu sách của mình là không đầy đủ và yếu kém nếu chiếu theo luật quốc tế” bởi bằng chứng nà không “cho thấy bất kì sự chiếm đóng, quản lý hữu hiệu hay chủ quyền nào”.

Một chú ý nữa không kém phần quan trọng là phải đến năm 1883 thì Trung uốc mới tiến hành hành động đầu tiên tỏ ý kiểm soát chủ quyền tại Hoàng Sa. Khi đó, Trung Quốc “được cho là đã phản đối một cuộc khảo sát của Đức về đảo Hoàng Sa”. Tuy nhiên, các hành động mang ý nghĩa biểu tượng này xả ra 100 năm sau khi giới chức Việt Nam, theo hướng đi từ triều đại Gia Long, tiếp quyền sở hữu quần đảo một cách chính thức và tiến hành nghi lễ kéo cờ vào năm 1816, gần 5 năm sau khi vua Minh Mạng phái một đơn vị hải quân ra quần đảo xây một ngôi chùa và cho lập cột mốc khẳng định chủ quyền trên một vài hòn đảo của Hoàng Sa. Thêm nữa, nếu xem xét tình trạng hỗn loạn xảy ra sau khi Cách mạng Trung Hoa kết thúc vào năm 1911, việc vua nhà Thanh phải thoái vị vào tháng 2/1912 và việc chính quyền Dân tộc không có khả năng thống nhất toàn bộ đất nước trong vòng 30 năm tiếp theo, rõ ràng Trung Quốc không nằm trong tình thế đủ điều kiện để “duy trì yêu sách… (đối với Hoàng Sa) thông qua việc chiếm đóng và sử dụng hữu hiệu” cả về mặt quân sự lẫn chính trị. Trong những hoàn cảnh như vậ , danh nghĩa chủ quyền ban đầu của Trung Quốc (giả như điều này có tồn tại), cũng không thể “chiếm ưu thế so với việc thể hiện chủ quyền hòa bình và liên tục bởi một quốc gia khác (trong trường hợp này là Việt Nam)” trong cả một thế kỷ được.

Không những vậy, việc Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm Điều 2, Điểm 4 của Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như trong Tuyên bố về các Nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa các Quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo đó, sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc ở Hoàng Sa bằng vũ lực không tạo ra quyền sở hữu hợp pháp đối với quần đảo này, chiếu theo luật quốc tế.

Xem xét trường hợp Trường Sa, hành động đầu tiên để “xác minh” chủ quyền không xảy ra cho đến tận năm 1933 khi nước nà được cho là đã phản đối việc Pháp sáp nhập quần đảo, mặc dù một vài học giả vẫn đặt ra nghi vấn rằng liệu Trung Quốc có thực sự đưa ra phản đối hay không. Tuy nhiên, kể cả khi Trung Quốc có phản đối thật, hành động này cũng không phải để đuổi lính Pháp ra khỏi quần đảo hay để chiếm đóng bất kì đảo nào tại Trường Sa. Việc Trung Quốc (có thể) đã thách thức sự sáp nhập của Pháp chỉ về mặt ngoại giao không tạo ra một danh nghĩa nghiêng về phía Trung Quốc trong vấn đề Trường Sa. Phản đối của Trung Quốc cũng không thể phủ nhận rằng bản chất hành động chiếm hữu Trường Sa của Pháp chính là một biểu hiện hữu hiệu của chủ quyền đối với quần đảo này. Trong khoảng thời gian Pháp sáp nhập và thực hiện chiếm hữu hữu hiệu và hòa bình quần đảo Trường Sa vào năm 1933, xâm chiếm vẫn được coi là một hình thức hợp pháp để thụ đắc lãnh thổ, theo luật quốc tế. Phải mãi đến tháng 10/1945, việc xâm chiếm lãnh thổ mới được coi là phạm pháp, sau khi Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực. Việc Trung Hoa Dân quốc chiếm hữu Đảo Ba Bình (Itu Aba) cũng như việc Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm hữu một vài thực thể thuộc Trường Sa vào năm 1988 và 1995, theo đó, là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. Cũng như việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa, các hành động này không tạo ra quyền sở hữu hợp pháp với quần đảo Trường Sa theo luật quốc tế.

Nói tóm lại, Trung Quốc không đưa ra được bất kì bằng chứng có tính xác thực hay đáng tin cậy nào cho thấy rằng mình đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục tại các quần đảo tranh chấp. Vì vậy, kể cả nếu Trung Quốc là “quốc gia đầu tiên” phát hiện ra Trường Sa và Hoàng Sa và điều đó giúp Trung Quốc có danh nghĩa chủ quyền ban đầu với các quần đảo này, Trung Quốc cũng không tiến hành các hành động chủ quyền cuối cùng và dứt khoát trong khoảng thời gian phù hợp để có thể hoàn thiện danh nghĩa này.

Phản đối liên tục

Trung Quốc có chỉ ra thêm rằng việc Trung Quốc phản đối liên tục các yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các nước bên ngoài cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã quản lý hữu hiệu các quần đảo này. Dẫn chứng đầu tiên được Trung Quốc đưa ra là vụ việc năm 1883 liên quan tới một tàu Đức tiến hành khảo sát tại Biển Đông mà không có đồng thuận của Trung Quốc. Theo như Bộ Ngoại giao Trung Quốc, triều đại nhà Thanh đã tiến hành phản kháng đối với chính quyền Berlin và bên Đức đã phải hủy chuyến khảo sát. Tuy nhiên, học giả phương Tây kết luận rằng “vụ việc này không dựa trên các dẫn chứng có thể xác minh được và mâu thuẫn với việc Trung Quốc không có hành động gì trong cùng một khoảng thời gian (vào năm 1885, Bộ Hải quân Đức công bố một hải đồ dài hai trang mang tên Die Paracel‐Inseln- có nghĩa là quần đảo Hoàng Sa). Hải đồ này ghi lại công cuộc của đoàn thám hiểm Đức tới Hoàng Sa vào khoảng thời gian từ năm 1881 đến 1884. Cứ mỗi ba tháng trong vòng các năm này, Hải uân Đức lại gửi hai tàu của mình là SMS Freya và tàu chiến Iltis “để nghiên cứu và vẽ bản đồ Hoàng Sa mà không cần xin phép Trung Quốc cũng như không vấp phải bất kì phản đối nào từ phía chính quyền Trung Quốc.” Dựa trên những sự việc này, việc Trung Quốc có đưa ra phản đối thật hay không là chưa chắc chắn như Trung Quốc khẳng định. Ngược lại, kể cả nếu Trung Quốc có đưa ra phản đối thật, chính quyền Đức hiển nhiên đã bỏ qua.

Tính chính xác trong lập luận của Trung Quốc đối với sự việc năm 1883 còn được thêu dệt bởi sự thật là Trung Quốc không hề đưa ra các phản đối tương tự trong những sự việc khác xảy ra vào cùng thời điểm. Bãi Scarborough (Hoàng Nham) lần đầu tiên được đo đạc bởi tàu chiến Tây Ban Nha đặt tại Philippines mang tên Santa Lucia vào tháng 4/1800. Kết quả của cuộc khảo sát nà được công bố trong một tấm hải đồ năm 1808. Một nghiên cứu đo đạc kĩ lưỡng hơn sau đó do tàu HMS Swallow của Anh tiến hành vào tháng 5/1866. Cả hai chuyến nghiên cứu này đều được tiến hành mà không có đồng thuận nhưng cũng không vấp phải bất kì phản đối nào từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc sau đó đã phản đối nỗ lực chiếm đóng Hoàng Sa của Pháp tại Hoàng Sa vào tháng 12/1931, đệ đơn phản kháng với chính quyền Pháp vào ngày 27/7/1932. Theo sau đó, vào ngày 29/9/1932, là một bức điện ngoại giao thứ hai chính thức phản đối yêu sách của Pháp đối với quần đảo này. Trao đổi ngoại giao sau đó đã nhấn mạnh rằng Việt Nam thuộc quyền giám hộ của Trung Quốc vào đầu những năm 1800 và vì vậy không thể hợp pháp chiếm đóng “lãnh thổ” của Trung Quốc. Trung Quốc đã khẳng định lại phản kháng của mình khi Pháp chính thức chiếm hữu Hoàng Sa vào ngày 3/7/1938. Tuy nhiên, một điều cần chú ý là bức thư này chỉ khẳng định yêu sách của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Trường Sa không hề được đề cập trong các điện tín ngoại giao này. Trung Quốc cũng khẳng định là đã phản đối việc Pháp chiếm 9 trong số các đảo tại Trường Sa vào năm 1933 nhưng cũng không có bằng chứng độc lập nào chứng tỏ Trung Quốc đã thực sự làm việc này. Bức điện ngoại giao được các học giả Trung Quốc đưa ra không ghi rõ ngày tháng và cũng không được đề cập trong Bị vọng lục về Bốn   Quần đảo Lớn của Trung Hoa Dân Quốc tại Biển Đông – văn bản do Bộ Ngoại giao Trung hoa Cộng hòa xuất bản vòa tháng 2/1974. Tuy nhiên, kể cả khi cho rằng bức điện đã được gửi, phản kháng của Trung Quốc vẫn không dựa trên bất kì hành động từ phía chính phủ hay các luật lệ chính thức nào về các đảo mà chỉ “đơn thuần là trên thực địa nơi (ngư dân) Trung Quốc cư trú.” Những ngư dân nà không được bảo trợ bởi chính phủ và chỉ cư ngụ trên đảo trong những quãng thời gian ngắn, mặc dù điều kiện trên đảo rất khắc nghiệt. Như đã đề cập ở phần trên, Hội đồng Quân sự Trung Quốc (CMC) đã thừa nhận việc thiếu vắng sự quản lý hữu hiệu hay hiện diện chính thức của chính phủ nước mình tại Trường Sa trong báo cáo tháng 9/1933. Văn bản kết luận rằng chính phủ Trung Quốc “chưa từng tiến hành hoạt động nào trên các đảo này” để thực thi chủ quyền của mình.

Thực tế rằng một nhóm các ngư dân Trung Quốc sinh sống tạm thời trên một vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa không đồng nghĩa với việc cai trị và quản lý hữu hiệu của chính phủ và vì thế, không củng cố cho lập luận của Trung Quốc rằng mình có chủ quyền không tranh cãi tại các quần đảo tại Biển Đông.

Công nhận quốc tế

Trung Quốc đưa ra một số sự kiện, bắt đầu vào thế kỷ 19, để củng cố cho lập trường của mình rằng cộng đồng quốc tế “công nhận chủ quyền” của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông. Trung Quốc cũng dựa vào một số văn bản, tuyên bố và ấn phẩm thời Thế chiến thứ II và thời hậu chiến để làm làm vững lập luận của mình rằng Trung Quốc có “chủ quyền không tranh cãi” tại các nhóm đảo này. Tuy nhiên, luận điểm trong vấn đề này của Trung Quốc lại không hề thuyết phục.

Hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887: Trung Quốc cho rằng Pháp đã từ bỏ yêu sách của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp kí Hiệp ước Trung – Pháp năm 1887 – văn bản phân định biên giới giữa Trung Quốc và vùng Bắc Kỳ. Dựa trên Hiệp ước này, các quan chức của Trung Quốc lập luận rằng tất cả các đảo trên Biển Đông nằm ở phía Đông của kinh tuyến 108°03’08” và vì thế, Pháp đã nhượng lại các đảo cho Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc cho rằng Việt Nam không thể đưa ra yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo với tư cách là quốc gia kế thừa được. Tuy nhiên, lập trường của Trung Quốc không được minh chứng thông qua việc đọc phần chữ của điều ước hay các hành động theo sau của các bên đối với tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc đã bỏ qua công hàm của Ngài Paul Chargueraud Hartmann thuộc Tiểu Ban châu Á (ngày 16/8/1933) gửi cho phái đoàn Trung Quốc tại Paris vào ngà 27/9/1933. Văn bản đã khẳng định rằng Hiệp ước năm 1887 không áp dụng đối với Hoàng Sa bởi “các đảo này nằm ở 200 dặm về phía Đông của đường phân định biên giới – đường phân định biên giới chỉ nên được coi là đường địa phương chỉ áp dụng với khu vực Mancay của miền Bắc Việt Nam”.

Pháp cũng đưa ra lập trường tương tự vào năm 1937 và thể hiện rõ lập trường này trong một bức điện ngoại giao ngày 10/10/1937: “Các điều khoản của Hiệp ước năm 1887… không có mục đích nào khác ngoài việc phân định biên giới trên biển giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ trong khu vực Monkai, gắn một vài khu vực lãnh thổ và đảo nằm ở phía Đông cửa sông Monkai mà trước đó thuộc quyền cai quản của An Nam vào Trung Quốc. Để đơn giản hóa vấn đề, kinh tuyến 105°43′ Paris được chọn làm đường phân giới cắm mốc. Tuy nhiên, phần chữ của văn bản đã chỉ rõ rằng điều khoản đặt ra chỉ nói về vùng Monkai. Dùng điều khoản nà để áp dụng với quần đảo Hoàng Sa, vốn nằm gần 300 hải lý về phía Đông Nam, đồng nghĩa với việc khẳng định rằng tất cả những gì nằm ở phía Đông của kinh tuyến 105°3′ đều thuộc về Trung Quốc. Nếu vậy thì Trung Quốc có thể đưa ra yêu sách với phần lớn các đảo dọc bờ biển của Đông Dương, bao gồm cả Poulo Cecir! Hệ quả ngớ ngẩn của lập luận như thế này khẳng định rõ ràng rằng điều khoản trong Hiệp ước 1887 chỉ áp dụng trong phạm vi và ý nghĩa mang tính địa phương mà thôi.”

Sự công nhận của Pháp trước Thế Chiến thứ II: Trung Quốc tuyên bố rằng Thủ tướng Pháp Aristide Briand đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa vào ngày 21/5/1921. Trung Quốc cũng khẳng định rằng trong thập niên 1920 và 1930, Toàn quyền Pháp tại Đông Dương và một nhà hàng hải người Pháp cũng công khai thừa nhận rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không cung cấp chứng cứ xác thực để chứng minh cho những tuyên bố này. Thêm nữa, những khẳng định của Trung Quốc là trái ngược với những thư từ, tư liệu và tuyên bố chính thức mà Pháp đưa ra trong thời kì này.

Thực tế, Chính phủ Pháp chưa bao giờ chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng không dứt khoát từ bỏ việc khẳng định các quyền lịch sử và địa lý của An Nam, mà Pháp chỉ cân nhắc từ bỏ tuyên bố chủ quyền như một toan tính chính trị để đổi lại sự bảo đảm về việc không xây dựng pháo đài hay chuyển giao quần đảo cho thế lực ngoại bang. Trong khoảng thời gian này, thái độ của Pháp đối với quần đảo Trường Sa cũng có sự mâu thuẫn tương tự như với quần đảo Hoàng Sa nhưng hồ sơ của chính thức của Pháp cho thấy chính quyền nước nà xem các hòn đảo tại đây là đất vô chủ. Vào ngày 23/9/1929, Pháp thông báo cho các cường quốc rằng Pháp đã chiếm đóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong bối cảnh những đảo này là đất vô chủ. Sự chiếm đóng chính thức diễn ra vào năm 1933 và được công bố trên Công báo vào ngày 26/7/1933. Quần đảo Trường Sa sau đó đã được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa vào ngày 21/12/1933 bởi Thống đốc Nam Kỳ. Dựa trên những động thái này, có thể thấy rõ Pháp đã không công nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa.

Sự công nhận của Pháp sau Thế Chiến thứ II: Học giả Trung Quốc cho rằng Pháp mặc nhiên thừa nhận “chủ quyền” của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông sau Thế Chiến thứ II. Tuy nhiên, sự khẳng định của các học giả này rõ ràng là trái ngược với các hoạt động thực thi chủ quyền của Pháp và Việt Nam tại các hòn đảo ở Biển Đông sau chiến tranh. Vào tháng 6/1946, một trung đội bộ binh Pháp, khởi đầu cho Savorgnan de Brazza, đã được cử đến tái chiếm quần đảo Hoàng Sa, nhưng buộc phải rút khỏi các đảo trong tháng 9/1946 bởi chiến tranh Pháp-Đông Dương đang diễn ra. Tuy nhiên, khi các quan chức Pháp biết được rằng các lực lượng Quốc Dân đảng Trung Quốc đã không rút khỏi quần đảo Hoàng Sa như đã thỏa thuận trong quá trình trao đổi thư từ giữa Trung Quốc và Pháp, Pháp đã lên tiếng phản đối trên phương diện ngoại giao vào ngày 13/1/1947. Một vài ngà sau đó, tàu chiến Le Tonkinois đã được triển khai tới các quần đảo Hoàng Sa để đánh bật quân Quốc dân Đảng Trung Quốc tại Đảo Phú Lâm. Tuy nhiên, nhận ra rằng mình bị áp đảo, liên quân Pháp-Việt đã nhóm lại và thành lập trụ sở chính trên Đảo Hoàng Sa.

Pháp cũng đã có hàng loạt các hoạt động tương tự tại quần đảo Trường Sa, bao gồm cả động thái ngoại giao lẫn quân sự, để làm minh chứng chủ quyền của Pháp trên quần đảo nà cho đến khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương vào tháng 8/1956. Chiến hạm Pháp Chevreud được triển khai tới quần đảo Trường Sa vào tháng 10/1946 để tái khẳng định lợi ích của Pháp đối với quần đảo nà và để đóng một tấm bia chủ quyền trên đảo Đảo Ba Bình. Khi Pháp biết rằng các đơn vị hải quân Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp Đảo Ba Bình vào tháng 10/1946, chính quyền Pháp đã phản đối hành động đó và yêu cầu quân đội Quốc Dân Đảng Trung Quốc rút khỏi đảo. Pháp cũng phản đối những động thái chiếm đóng quần đảo Trường Sa của Philippines. Vào tháng 5/1956, sau khi Tomas Cloma tuyên bố cái mà ông gọi là “Vùng đất tự do”, bao trùm một phần của quần đảo Trường Sa, người của Đại sứ quán Pháp tại Manila đã nhắc nhở chính phủ Philippines rằng quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ có chủ quyền của Pháp kể từ năm 1933.

Căn cứ vào các động thái mạnh mẽ nêu trên của Pháp, thì sự khẳng định của Trung Quốc rằng nước Pháp mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông sau Thế Chiến thứ II là hoàn toàn mơ hồ.

Sự công nhận của Nhật: Các học giả Trung Quốc cũng cho rằng Nhật Bản đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1938 là không hợp lý. Lập trường của Trung Quốc cũng bỏ qua thực tế rằng Nhật Bản đang có chiến tranh với Trung Quốc và có động cơ ngầm trong việc phản đối tuyên bố của Pháp đối với các đảo ở Biển Đông. Bằng cách công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, Nhật Bản có thể tự do xâm chiếm Trường Sa (tháng 3/1939) và quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 4/1939) bởi vì nước này đang có chiến tranh với Trung Quốc. Do đó, chưa chắc Nhật Bản đã thực sự công nhận “chủ quyền” của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và phủ nhận chủ quyền của Pháp.

Tương tự như vậy, lập luận cho rằng Nhật Bản có ý định trao trả lại các đảo ở Biển Đông cho Trung Quốc vào cuối Thế Chiến thứ II, dựa trên các hiệp định riêng biệt để chính thức chấm dứt tình trạng thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản là không hợp lý. Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình 1952 giữa Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản đơn giản chỉ ra rằng Nhật Bản từ bỏ chủ quyền của mình đối với Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và các đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên, nó không đưa ra bất kỳ đề xuất liên quan đến việc chuyển giao quyền lực của các nhóm đảo. Nếu mục đích của hiệp ước này là để chuyển giao quyền sở hữu cho Đài Loan, thì quy định rõ ràng về quyền lợi của Đài Loan đã được đưa vào Hiệp ước. Ngay cả khi giả định rằng Nhật Bản đã nhượng lại chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Đài Loan thì Nhật Bản cũng không có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu các hòn đảo đó cho Trung Hoa Dân quốc. Tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với các đảo ở Biển Đông được dựa trên sự xâm chiếm vũ trang từ tay Pháp. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền của mình và trong trường hợp này, chủ quyền chính đáng đối với các hòn đảo được quay trở lại với Pháp. Đài Loan không thể nhận được bất kỳ quyền lợi nào lớn hơn các quyền lợi của Nhật Bản có được đối với các đảo ở Biển Đông vào thời điểm kết thúc chiến tranh.

Kết luận:

Từ những phân tích, dẫn chứng lịch sử và luật quốc tế ở trên cho thấy, lập luận và dẫn chứng của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” hay “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 80% diện tích Biển Đông chỉ là do chính quyền Trung Quốc cố tình tạo dựng, nhằm ngụy biện cho yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông. Cần khẳng định lại một lần nữa, từ khí cạnh luật quốc tế và dẫn chứng lịch sử đều đi đến một kết luận rằng Việt Nam mới là nước phát hiện đầu tiên, quản lý hữu hiệu một cách hòa bình, lâu dài đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những hoạt động trên của Việt Nam đều dựa trên danh nghĩa Nhà nước. Vì vậy, Việt Nam mới là nước có đầy đủ chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông và việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới