Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 4)

Trung Quốc hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 4)

 Khi phân tích kỹ hơn trường hợp của Chin, người ta thấy được những kỹ xảo thông dụng trong hoạt động gián điệp của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc. 

Việc phân tích trường hợp của Chin, đã làm bộc lộ khá nhiều chuyện về nhu cầu tin tức của Trung Quốc về Hoa Kỳ. Dựa trên những tiêu chuẩn văn kiện, tư liệu thu thập được và chắc chắn hoặc có khả năng đã gửi về Bắc Kinh cho thấy những mục tiêu chủ yếu trong hoạt động này như sau:

1. Các nguồn tin về chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế đối với Trung Quốc.

2. Sự hiểu biết về các hoạt động tình báo ở nước ngoài được chỉ đạo tại Trung Quốc.

3. Những tin tức về nhu cầu nắm bắt tình hình Trung Quốc của Hoa Kỳ.

4. Tiểu sử của các viên sĩ quan tình báo Mỹ.

5. Những chi tiết về khả năng thông tin an toàn.

Khi phân tích kỹ hơn trường hợp của Chin, người ta thấy được những kỹ xảo thông dụng trong hoạt động gián điệp của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc. Ví dụ, Chin đã gửi những tin tức, tài liệu mật về Trung Quốc khi ông ta qua Canada và Hongkong. Đây chính là phương pháp trong đó có một điệp viên hoặc một cán bộ hoạt động bất hợp pháp chuyển tin tức tình báo và nhận chỉ thị qua nước thứ 3, có nghĩa là một hoạt động đã diễn ra ở nước thứ 3 hoặc là một mạng lưới hoạt động gián điệp ở bên ngoài. Thực ra mạng lưới này thường hoạt động tại chính quốc gia mục tiêu. Song trường hợp này, viên sĩ quan tình báo đã chuyển chỗ tạm trú và các hoạt động của mình tới nước thứ 3 để có được mức độ an ninh cao cho mình. Thường thì điệp viên này chỉ lui tới nước thứ 3 trong một thời gian ngắn ngủi để che mắt cơ quan phản gián nước mục tiêu không phát hiện ra hoạt động gián điệp của mình. Chin thường chỉ gặp người hẹn – ngài Li – của mình trong cửa hàng ở Toronto bình quân 5 phút mỗi lần. Dấu vết công khai duy nhất của phương thức hoạt động tình báo qua nước thứ ba là các lần đi lại này thường được giải thích là đi nghỉ.

Việc chuyển tài liệu mật và nhận chỉ thị là các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của Chin lại thường diễn ra ở những nước khác hơn là tại Trung Quốc đại lục. Tối thiểu đã có 6 trường hợp chin đã chuyển những cuốn phim chưa tráng cho Bộ An ninh quốc gia của ông ta trong cùng một cửa hàng ở Toronto. Trong những lần khác, ông dựa vào các sĩ quan Trung Quốc tại Hongkong. Trong thông tin liên lạc bí mật, Bộ An ninh quốc gia thích dùng các cộng tác viên hơn là các hộp thư chết.

Khi có được cái gì đó cần gửi về, Chin trước hết phải gửi thư cho một hộp thư ở một trong ba nơi là Quảng Châu, Quảng Đông hoặc Hongkong. Lá thư bí mật báo trước ông ta sẽ tới một nước thứ ba khi nào và ở đâu. Phương thức hoạt động gián điệp kiểu này thường không cho phép chuyển tài liệu một cách nhanh chóng, nhưng lại an toàn hoàn thiện hơn so với chuyển thẳng mục tiêu từ trong nước đi. Tuy nhiên, trong trường hợp văn kiện phản ánh chính sách của Nixon thì Chin lại có cách chuyển nhanh tin tức trong trường hợp khẩn cấp. Hơn nữa, việc dùng kỹ thuật kiểm tra qua nước thứ ba gợi ý cho thấy các cơ quan tình báo Trung Quốc đã biết rõ khả năng nghề nghiệp của các lực lượng phản gián Mỹ.

Việc các hoạt động được kiểm tra từ nước thứ ba là một nhân tố cơ bản của phương thức hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Từ những năm 1950 cho tới nay, các cơ quan tình báo kế tiếp nhau của Trung Quốc đã chỉ đạo các hoạt động ngụy trang chống Hoa Kỳ từ các bàn đạp ở Anh và các nước châu Âu khác. Một phần của các kế hoạch hoạt động ngụy trang là công việc một số người Mỹ và châu Âu đã cộng tác với các cơ quan an ninh Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới công luận Mỹ. Trong gần ba thập kỷ qua, nhiều tài liệu tuyên truyền đã từ nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh, Hiệu sách quốc tế, qua trạm bưu điện số 88 ở Bắc Kinh gửi sang Anh, Mỹ qua tay các điệp viên được tuyển mộ ở nhiều thành phố châu Âu.

Các hoạt động này đã diễn ra đặc biệt tích cực thời gian có cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong các chiến dịch tuyên truyền rộng lớn, nhiều người Mỹ đã hoạt động như những điệp viên Trung Quốc thực thụ trong việc tổ chức ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình rầm rộ, các cuộc học sinh, sinh viên ngồi lì trong các khuôn viên để chống chiến tranh trên khắp nước Mỹ. Theo yêu cầu của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, cơ quan tình báo Trung Quốc đã tuyển mộ được một số nhà bác học, các giáo sư và sinh viên trong các hoạt động nhằm ngăn chặn Hoa Kỳ can thiệp vào Đông Nam Á. Nhiều lãnh tụ của các nhóm này đã thảo luận về các chiến lược hoạt động tại các cuộc họp thường kì ở Bắc Kinh.

Đã có những kiến nghị về việc ghi những tiết mục vào đĩa và gửi sang Bắc và Nam Việt Nam. Tại Nam Việt Nam, các đĩa này có thể đem phát thanh lại cho lính Mỹ nghe. Những đề nghị khác là việc viết thư, truyền đơn và gửi sang Mỹ qua nhiều con đường. Họ muốn thu hút ngày càng nhiều giáo sư và sinh viên vào những mắt xích này càng tốt. Người Trung Quốc đã hình dung ra rằng những gì đã xảy ra sẽ được tiếp tục trong các khuôn viên. Những người cộng sản Trung Quốc đang chứng kiến cuộc chiến đang trên đà tàn lụi vì có phong trào phản chiến như thế này đang đang cao ở Mỹ.

Hơn nữa, để kiến tạo các hoạt vụ ngụy trang, các cơ quan tình báo Trung Quốc rất tích cực thu thập các nguồn tin công khai từ Mỹ qua các cá nhân hoặc bưu phẩm tại châu Âu. Trước khi Trung Quốc kiến lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và chính sách mở cửa đối với phương Tây, tình báo Trung Quốc đã tuyển mộ các điệp viên tại châu Âu để thu thập tài liệu về thương mại, công nghiệp, tình hình các trường đại học, các nhà xuất bản và các Hội khoa học kĩ thuật Mỹ.

Thông thường các nguồn tin này không phải là tin mật, nhưng vì các điều thảo luận ở trên nên các loại sách báo xuất bản từ nguồn công khai và các loại tài liệu về thương mại, về khoa học kĩ thuật đã được các cơ quan tình báo Trung Quốc tiến hành gạn lọc.

Nếu đem so sánh với kỉ nguyên Việt Nam thì các hoạt vụ ngụy trang và những cố gắng thu thập tin tức công khai trong vụ Chin cho thấy những khác biệt lớn lao trong các mục tiêu tình báo. Một mặt nó phơi bày rõ rệt những mưu đồ thâm nhập vào các cơ quan tình báo Hoa Kỳ của Bộ An ninh quốc gia. Mặt khác là những hoạt vụ gián điệp thuyết min cho những mưu đồ đó. Tháng 12 năm 1987, hai nhà ngoại giao Trung Quốc đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ vì các hoạt động không tương xứng với thân phận họ. hai người này, gồm có Hoa Desheng, một tùy viên quân sự ở Washington và Zhang Weichu, một nhân viên tòa lãnh sự Trung Quốc ở Chicago đã bị bắt tại một khách sạn ở Washington khi đang mua những tài liệu mật mà họ tin chắc đó là những văn kiện mật của cơ quan an ninh quốc gia, cơ quan này là cơ quan hàng đầu của Hoa Kỳ chuyên tổ chức việc nghe trộm tin tức trên hệ thống thông tin liên lạc của người nước ngoài và tiến hành bảo vệ mạng lưới thông tin về ngoại giao và quốc phòng Mỹ. Hai viên sĩ quan này đã tiếp xúc nhầm với một điệp viên hai mang FBI chứ không phải một nhân viên cơ quan an ninh quốc gia.

Một mưu đồ khác của Bộ An ninh quốc gia định thâm nhập vào cộng đồng tình báo Mỹ đã xảy ra vào tháng 11/1988. Một viên sĩ quan thông tin thuộc Bộ Ngoại giao đã bị thuyên chuyển khỏi nhiệm sở trong sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh sau lần tuyển mộ của Bộ An ninh quốc gia. Những cố gắng này của Bắc Kinh là rất đáng giá bởi vì nếu vụ này mà trót lọt thì đây là chiếc chìa khóa mở tung các cửa phòng thông tin liên lạc ở tất cả các sứ quán Mỹ.

Khái quát lại, qua những hoạt động tuyển dụng này cùng với những gì mà Larry Chin đã làm cho thấy các cơ quan tình báo Trung Quốc đang hoạt động điên cuồng nhằm thâm nhập vào các hệ thống thông tin liên lạc được bảo mật của Mỹ. Những điều này tiêu biểu cho một lĩnh vực nhạy bén nhất (và cũng là lĩnh vực được bảo vệ chặt chẽ nhất) trong các hoạt động ngoại giao, tình báo quân sự. Một điệp viên đơn lẻ ngồi đúng chỗ của mình trong cơ quan thông tin đối ngoại có thể cung cấp những nguồn tin cần thiết cho việc giải mã hàng triệu mật thư.

Những vụ này cũng chỉ ra xu thế hoạt động tình báo của Trung Quốc. Các viên chức làm luật và tình báo Mỹ thường được khuyến dụ rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chủ yếu tuyển dụng những người Mỹ gốc Hoa để thu thập tin tình báo và tiêu điểm của các hoạt động này là công nghệ cao.

Song những vụ kể trên đã chứng minh một cách đáng thuyết phục rằng không có quan điểm riêng biệt nào là hoàn toàn đúng. Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm mọi con đường để thâm nhập vào các cơ quan tình báo và hoạch định chính sách Mỹ. Hơn nữa, với số lượng các hoạt vụ tình báo mới được phơi bày gần đây cho thấy tại Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ít ra cũng thu được một số thành tựu trong việc tuyển mộ điệp viên và kiểm soát mạng lưới điệp viên này trong lòng những cơ quan kể trên.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới