Tuesday, January 21, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiHé lộ "quân át chủ bài bóng tối" của ông Tập trong...

Hé lộ “quân át chủ bài bóng tối” của ông Tập trong cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc được cho là đứng vị trí hàng đầu trong bộ máy gián điệp rộng lớn, bao gồm các cơ quan tình báo quân đội, cảnh sát và cả các cơ quan nhà nước khác.

Ảnh minh họa: BBC.

Theo Bloomberg, Bộ An ninh Nhà nước (MSS), cơ quan tình báo chuyên trách của Trung Quốc, đã bị đưa vào tầm ngắm toàn cầu khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung bùng phát.

Hai trong số các tài sản bị cáo buộc của cơ quan này đã bị công khai và nằm trong bản cáo trạng của Mỹ liên quan tới các hoạt động gián điệp của Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.

Sau khi CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ, chính các đặc vụ MSS đã bất ngờ bắt giữ hai người Canada ở Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc.

(Công ty Huawei từ lâu đã bị nghi ngờ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm thu thập thông tin, dữ liệu ở Mỹ và cung cấp cho cơ quan tình báo Trung Quốc).

Phạm vi tiếp cận của MSS càng được mở rộng dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông này thúc đẩy các bộ luật an ninh, trong khi giới hạn về quyền lực của cơ quan này còn rất mơ hồ.

1. MSS là cơ quan nào?

Nếu so với cơ quan tình báo Mỹ, thì MSS là một cơ quan đa chức năng. Nó tiến hành các hoạt động tình báo ở nước ngoài như CIA và hoạt động ở trong nước như FBI, đồng thời cũng tổ chức các hoạt động theo dõi như NSA.

Được thành lập vào năm 1983, số lượng nhân viên và trụ sở cơ quan không được công bố, có thông tin cho rằng trụ sở cơ quan này nằm ở phía Tây thủ đô Bắc Kinh. MSS không có trang web và văn phòng báo chí.

2. Ai là người điều hành?

Trần Văn Thanh, nguyên là một cảnh sát trưởng, từng tham gia chỉ đạo chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã tiếp nhận vị trí Bộ trưởng MSS vào năm 2016.

Trần Văn Thanh từng là Phó trưởng ban Ủy ban An ninh Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan được ông Tập thành lập vào năm 2013 nhằm đưa các cơ quan an ninh đặt trực tiếp dưới quyền kiểm soát của Đảng.

MSS được giám sát bởi Hội đồng Nhà nước, nội các Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường điều hành, mặc dù ông Tập đã có vai trò lớn hơn trong việc hoạch định chính sách so với các đời chủ tịch trước đó.

3. Chức năng của MSS là gì?

Luật An ninh Quốc gia năm 2015 đã mở rộng phạm vi hoạt động của MSS, từ lĩnh vực vũ trụ đến đại dương hay trong môi trường internet. Cơ quan này cũng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước khác hợp tác.

Không có thông tin cho thấy MSS có chức năng bán quân sự hoặc tiến hành các hoạt động can thiệp như CIA.Tuy nhiên, cơ quan này được cho là cũng điều hành các cơ sở giam giữ bí mật khét tiếng ở Trung Quốc.

Trên không gian mạng, MSS được hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và các công ty công nghệ Trung Quốc lớn như Baidu, Alibaba và Tencent, theo ông Richard McGregor, một nhà nghiên cứu tại Viện Lowy, Sydney.

4. MSS “nổi tiếng” đến mức nào?

Các tù nhân Trung Quốc và nước ngoài đã cáo buộc cơ quan này vi phạm các quyền của họ. Một số người cho biết họ bị thẩm vấn 6 tiếng mỗi ngày, không được tiếp cận với luật sư và bị giam trong các phòng giam sáng đèn 24/7.

Michael Kovrig, một trong hai người Canada bị bắt giữ sau khi CFO Huawei bị bắt tại Canada ngày 1/12, cũng đã cáo buộc phía Trung Quốc về tình trạng tương tự.

5. Kỷ lục được và mất?

Tờ thời báo New York mới đây đã đưa tin Tổng thống Donald Trump cảnh báo về vấn đề an ninh khi sử dụng các thiết bị di động từ Trung Quốc (và Nga). Peter Mattis, nguyên là chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA, cảnh báo mối nguy hại an ninh đến từ Trung Quốc là đáng lo ngại nhất.

Năm 2017, tờ Times đưa tin chính quyền Trung Quốc đã triệt phá các cơ sở và thủ tiêu hơn một chục gián điệp của CIA tại nước này trong nhiều năm qua, vụ việc mà các quan chức Mỹ đánh giá là thất bại tồi tệ nhất của CIA trong những thập kỷ qua.

Các cơ quan thông tấn của Úc Fairfax Media/ Nine News đưa tin rằng MSS chịu trách nhiệm cho hàng loạt các vụ tấn công mạng nhằm vào các công ty Úc trong năm 2018, bất chấp hai nước đã có những thỏa thuận không đánh cắp các bí mật thương mại của nhau.

Bên cạnh đó, một sĩ quan cao cấp của MSS, Hứa Ngạn Quân, đã bị bắt ở Bỉ và dẫn độ về Mỹ hồi tháng 10/2018 với cáo buộc âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ các tập đoàn hàng không hàng đầu – lần đầu tiên một điệp viên của Trung Quốc bị bắt và đưa đến Mỹ với cáo buộc gián điệp kinh tế.

6. MSS có hoạt động đơn lẻ?

Bộ này được cho là đứng vị trí hàng đầu trong bộ máy gián điệp rộng lớn bao gồm các cơ quan tình báo quân đội, cảnh sát và cả các cơ quan nhà nước khác, tất cả các kênh thông tin đều được báo cáo lên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các cơ sở khu vực và địa phương của nó đều có địa bàn hoạt động và nhiệm vụ cụ thể. Chi nhánh của cơ quan này ở Bắc Kinh đang có trách nhiệm xử lý vụ Kovrig.

Chi nhánh MSS ở Thượng Hải nổi danh từ các vụ bắt bớ gián điệp Mỹ, trong đó bao gồm cả việc tuyển mộ Kevin Mallory – nguyên là nhà thầu quốc phòng Mỹ và nhân viên của CIA – đã bán những tài liệu mật cho các nhân viên tình báo Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới