Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMục đích, ý đồ sau chiêu trò “tuần tra hàng hải, thực...

Mục đích, ý đồ sau chiêu trò “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” ở Biển Đông của TQ

Truyền thông Trung Quốc vừa loan tin Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng đã ra chỉ thị cho lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc phải xây dựng một lực lượng thực thi pháp luật hàng hải mạnh mẽ và hiện đại, nhằm tăng cường “bảo vệ các quyền lợi hàng hải và thực thi luật pháp trên biển”. Trước thông tin này, dư luận cho rằng đây thực chất đây là chiêu trò của Trung Quốc nhằm theo đuổi yêu sách chủ quyền, độc chiếm Biển Đông của nước này trong năm 2019.

Tàu TQ hung hãn đâm va tàu thuyền các nước trong khi “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật”. Nguồn: CNN/Reuters

Về cái gọi là “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” ở Biển Đông

Ngày 03/2, truyền thông nhà nước Trung Quốc như Tân hoa xã, China daily, Nhân dân Nhật báo… loan tin Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng, hiện là Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng ngày đã nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một lực lượng thực thi pháp luật hàng hải mạnh mẽ và hiện đại. Ông Hứa Kỳ Lượng đã nêu yêu cầu này khi tới chúc tết các sĩ quan, binh lính cảnh sát biển Trung Quốc.Về các cuộc tuần tra đang diễn ra trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ông Hứa Kỳ Lượng chỉ thị cho lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc phải “chuẩn bị tốt cho các kịch bản khác nhau”, khuyến khích họ kiên quyết bảo vệ cái gọi là “quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”.Hứa Kỳ Lượng kêu gọi phát triển lực lượng cảnh sát biển vững chắc hơn và gắn liền với chiến lược phát triển Trung Quốc thành một cường quốc biển. Ông Lượng cũng nhấn mạnh việc cần phải tăng cường đều đặn sự sẵn sàng của cảnh sát biển Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền lợi hàng hải và thực thi luật pháp trên biển, cải thiện khả năng đối phó với các rủi ro và thách thức liên quan.

Giai đoạn 2011-2016, Trung Quốc đã trang bị thêm 36 tàu tuần tra trong để tăng cường đội tàu tuần tra ở Biển Đông.

Mục đích, ý đồ sau hoạt động “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” ở Biển Đông của TQ

Dư luận cho rằng ý đồ thực chất đằng sau hoạt động gọi là “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” ở Biển Đông của TQ thực chất là nhằm: (i) Quân sự hóa Biển Đông thông qua việc bố trí lực lượng cảnh sát biển, tàu hải quân hoạt động ở Biển Đông để tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực. Những lực lượng này sẵn sàng tuần tra, theo dõi, thị uy và xuôi đuổi tàu thuyền các nước hoạt động ở khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, thậm chí cả tàu thuyền thương mại của các nước di chuyển qua đây. Nhiều tàu Trung Quốc đã dùng phương tiện trang bị như vòi rồng, vũ khí để uy hiếp đe dọa tàu thuyền các nước. Sự việc tàu Trung Quốc áp sát ở cự ly gần vô cùng nguy hiểm đối với tàu chiến của Mỹ khi tiến hành tuần tra hàng hải ở khu vực vùng biển quốc tế hồi tháng 11/2018 là một ví dụ minh hoạt rõ nét. (ii) Lực lượng này thường núp bóng hoạt động đảm bảo tự do hàng hải để cảnh giới, bảo vệ các thực thể do nước này chiếm đóng và bồi đắp mở rộng phi pháp. Nhiều vụ việc đã được báo chí các nước vạch trần khi phóng viên các nước tiến đến tác nghiệp khu vực Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp mở rộng đã bị lực lượng nước này đe dọa, ngăn cản không cho tiếp cận. (iii) Đánh lừa dư luận các nước theo hướng mà Trung Quốc hướng lái là tình hình Biển Đông đang hòa bình, ổn định được Trung Quốc và các nước kiểm soát tốt, nhằm ngăn chặn dự can dự của các nước bên ngoài. Bên cạnh đó, những thông tin như trên sẽ giúp che đậy cho những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Dư luận dễ dàng nhận ra rằng, thông qua hoạt động “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật”, Trung Quốc đã triển khai bố trí lực lượng quân sự lớn và sẵn sàng thực thi “pháp luật” đối với tàu thuyền các nước. (iv) Việc bố trí lực lượng “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” sẽ giúp nước này hợp thức hóa các chủ quyền cưỡng chiếm mà có tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Nhiều ý kiến cảnh báo cần thận trọng trước các hoạt động núp bóng dân sự của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay.

Lực lượng cảnh sát biển, tuần tra hàng hải của TQ hiện nay

Từ tháng 7/2018, Trung Quốc quyết định chuyển giao Lực lượng Cảnh sát biển (CCG) từ Cục Hải dương quốc gia về Lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc (PAP). uy chưa từng khẳng định khả năng chiến đấu của cảnh sát biển nhưng việc thay đổi cơ quan chủ quản của lực lượng này đã cho thấy rõ tham vọng quân sự hóa trên biển của Trung Quốc. CCG dưới sự chỉ huy của PAP – lực lượng do Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) chỉ đạo trực tiếp, từ tháng 7/2018 sẽ bảo vệ quyền và chức năng trên biển của Trung Quốc. Ông Song Zhongping, chuyên gia quân sự, nói với Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) rằng sự thay đổi này cho phép CCG tham gia nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự và hoạt động huấn luyện hằng ngày với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). CCG cũng sẽ hợp tác hiệu quả hơn với lực lượng hải quân trong các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là chiến tranh. CCG cũng sẽ có nhiệm vụ chống lại các hoạt động hàng hải bất hợp pháp, tìm kiếm, cứu nạn và thực thi pháp luật, trong đó có thăm dò tài nguyên hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nghề cá và chống buôn lậu. Đáng chú ý, các tàu CCG sẽ được trang bị thêm pháo mạnh, thay vì vòi rồng hay pháo nước và các thành viên trên tàu có thể mang theo vũ khí tấn công. Hiện cảnh sát biển Trung Quốc sở hữu 164 tàu và 16.300 nhân sự. Theo chuyên gia phân tích chính sách cấp cao Lyle Morris thuộc Tổ chức RAND Corporation (Mỹ), việc chuyển giao lực lượng cảnh sát biển cho PAP quản lý sẽ kéo theo những hậu quả sâu rộng. Ông Morris cho rằng việc CCG cũng được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của CMC đồng nghĩa lực lượng này sẽ có sự linh hoạt và quyền hành động mang tính quyết định ở biển Đông và biển Hoa Đông. Chưa kể bước đi này giúp CCG được huấn luyện nhiều hơn và chia sẻ thông tin tình báo với lực lượng hải quân. Nhận định về động thái này, ông Andrew Yang, Tổng Thư ký Ủy ban Nghiên cứu chính sách đại lục tại Đài Loan, cho rằng đó là sự tăng cường hiện diện trên biển của Bắc Kinh và Mỹ sẽ chú ý. Bà Yun Sun, chuyên gia về Đông Á thuộc Trung tâm Stimson (Mỹ), cho rằng những cải cách của CCG giờ đây càng cho thấy rõ tham vọng quân sự hóa trên biển của Trung Quốc. Theo chuyên gia này, Bắc Kinh sẽ tăng cường năng lực cho CCG nhằm chống lại các hoạt động tự do hàng hải của Washington trong khu vực.

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ hôm 03/01/2019 vừa qua, khi trả lời câu hỏi về việc tàu Trung Quốc thường xuyên đâm va, xuôi đuổi tàu các Việt Nam và các nước, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ngang nhiên tuyên bố việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông thời gian qua là hành động chấp pháp bình thường. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung tuyên cho rằng tàu công vụ của Trung Quốc chỉ hoạt động chấp pháp bình thường trong vùng biển liên quan thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Việc áp dụng các biện pháp đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép là bình thường và các biện pháp đó được giữ ở mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật.

RELATED ARTICLES

Tin mới