Saturday, November 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCảnh sát biển Nhật Bản sẽ thành lập một cơ quan chuyên...

Cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách để “kiềm chế TQ”?

Theo tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản (10/2), sắp tới Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thành lập một bộ phận gồm 24 người thuộc Vụ tổng hợp để liên lạc trực tiếp với các nước khác ở Đông Nam Á nhằm tăng cường đối thoại an ninh hàng hải và kiềm chế Trung Quốc. Trên thực tế, việc thành lập một cơ quan như vậy đã được chính phủ Nhật Bản chuẩn bị trong nhiều năm. Hồi tháng 9 năm 2017, Nhật Bản đã tổ chức Hội nghị gồm các lãnh đạo về an ninh trên biển của 34 quốc gia và mời cả đại diện Trung Quốc tham gia khuôn khổ các thể chế và cơ chế đa phương. Đối với chính phủ Nhật Bản, việc thành lập một cơ quan chuyên môn nói trên là điều cần thiết.

Vậy tại sao Nhật Bản luôn coi Trung Quốc là mục tiêu để xây dựng chính sách biển, thậm chí thiết lập cơ quan chuyên trách về biển? Theo giới chuyên gia, học giả Trung Quốc, có ba lý do chính bao gồm:

Thứ nhất, trong 40 năm cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được bước phát triển đáng kể và sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, do thể chế kinh tế chính trị của hai nước này tồn tại sự khác biệt rất lớn, Nhật Bản coi Trung Quốc vừa là đối thủ thực sự lớn nhất vừa là kẻ thù tiềm năng (tất nhiên, điều này không có nghĩa là từ chối hoàn toàn Trung Quốc), đồng thời lại coi Trung Quốc là đối tác hợp tác quan trọng. Bởi vì nếu là một đối thủ thì Trung Quốc rất có thực lực, song với tư cách là đối tác, không một quốc gia nào muốn từ chối hợp tác với một nền kinh tế lớn, một thị trường lớn như Trung Quốc. Do đó, thái độ của Nhật Bản đối với Trung Quốc khá phức tạp vừa lo lắng, bất lực vừa sợ hãi và cũng cần hợp tác, trao đổi với Trung Quốc.

Thứ hai, Nhật Bản cho rằng chính sách biển của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất. Trong đó, không chỉ là vấn đề quần đảo Điếu Ngư mà cả trong việc phân định Vùng đặc quyền kinh tế Biển Hoa Đông, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản rất khó để xuất hiện cục diện cùng thắng. Điều khiến Nhật Bản lo ngại là vì sức mạnh của Trung Quốc, bản chất xã hội khác nhau giữa hai nước và các chính sách liên quan.

Thứ ba là do những vướng mắc lịch sử. Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu trực tiếp trong vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư. Về tranh chấp đảo đá ở Biển Đông, Nhật Bản từng chiếm các đảo đá của Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai. Bây giờ, Nhật Bản muốn thông qua việc hỗ trợ các các nước ven Biển Đông đang có tranh chấp với Trung Quốc, để hạn chế các chính sách biển của Trung Quốc, thậm chí không muốn thừa nhận quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Với lập trường như vậy, nên khi Trung Quốc tăng cường phòng thủ trong khu vực, Nhật Bản cùng với Mỹ và các nước phương Tây khác đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự hóa và làm thay đổi hiện trạng. Mục đích của là hạn chế Trung Quốc, cản trở các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và tiến tới cản trở chính sách thu hồi các đảo đá của Trung Quốc.

Trên thực tế, ngay cả khi một cơ quan chuyên môn như vậy chưa được thành lập, trong mấy năm qua, Nhật Bản đã thực hiện chính sách biển trên quy mô lớn và rộng khắp nhằm hạn chế Trung Quốc. 

RELATED ARTICLES

Tin mới