Saturday, December 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mới‘Vành đai – con đường’ TQ đang ‘thay lòng’ Nepal?

‘Vành đai – con đường’ TQ đang ‘thay lòng’ Nepal?

Khoảng 140km về phía bắc thủ phủ Kathmandu, Nepal – kế hoạch cơ sở hạ tầng Vành đai – Con đường (BRI) của Trung Quốc đang được thực hiện hết công suất, theo Nikkei.

“Về phía Trung Quốc, con đường trông suôn sẻ bằng phẳng nhìn như là Thụy Sỹ, về phía Nepal, nó là một con đường ghập ghềnh từ Kathmandu tới biên giới” Indra Bahadur Tamang, một người lái xe than thở.

Sau khi rời thủ phủ của Nepal vào lúc bình minh, trong một sớm mùa đông lạnh, anh Bahadur đang trên hành trình tới vùng biên giới Nepal và Tây Tạng là Rasuwagadhi-Jilong. Người lái xe đang thực hiện một chuyến xe 2 chiều trong 3 tuần, giúp anh kiếm được 530 USD một tháng – một mức lương tốt ở Nepal – nơi mà theo Cục thống kê Trung ương nước này cho biết, tổng sản phẩm quốc nội chỉ hơn 1.000 USD trong 2017-2018. 

Vành đai Con đường đang “thay lòng” Nepal

Vào thế kỷ 19, Nepal đã xuất khẩu gạo, bột mì, và bơ dầu tới Tây Tạng, và nhập khẩu len muối từ cao nguyên. Ngày nay, khoảng 90% thương mại biên giới bao gồm hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng từ Trung Quốc vào Nepal. Các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc liên quan tới BRI đang mọc lên như nấm ở đây. Trong đó còn là những kế hoạch tu bổ những cây cầu bắc qua con sông biên giới ở Tatopani-Zhangmu và Rasuwagadhi-Jilong.

Lãnh sự quán Nepal ở Lhasa, cơ quan ngoại giao duy nhất ở thủ phủ Tây Tạng, gần đây đã lặp lại sự ủng hộ không lay chuyển cho các yêu sách của Bắc Kinh đối với cả Tây Tạng và Đài Loan. Điều này, là cái giá phải trả của Nepal với sự hỗ trợ ngoại giao của Bắc Kinh, theo Tom Vater và Laure Siege của Nikkei. 

Lao động từ Trung Quốc, Ấn Độ và miền nam Nepal tại Dự án thủy điện Rasuwagadhi(Ảnh: Tom Vater / Nikkei)

Pasang Lhamu, con đường nguy hiểm từ Kathmandu tới biên giới thường xuyên bị hư hại do lở đất được kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội Nepal. Tuyến đường này cần tới 8 giờ tập trung cao độ của các lái xe đến kiệt sức, nhưng không có sự thay thế nào khác. Trước đó, con đường đi qua biên giới thị trấn Timur của Nepal đã bị tàn phá bởi một trận động đất năm 2015.

Media player poster frame
 

Tổng thống Trump: Để trở thành một cường quốc, chúng ta phải có đường biên giới ổn định

  Những cơn địa chấn tại khu vực đã phá hủy bưu điện vùng biên Tatopani-Zhangmu, khiến nó bị đóng cửa, và làm hư hại nghiêm trọng tổ hợp thủy điện Rasuwagadhi chưa hoàn thành – nhà máy thủy điện với nguồn tài trợ từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, và được xây dựng bởi Tập đoàn Three Gorges cũng của Trung Quốc.

Sau trận động đất, quân đội Trung Quốc đã dọn dẹp những con đường, phân phối các viện trợ, sơ tán những người Trung Quốc sống sót khỏi nhà máy thủy điện, nơi mà 35 người đã thiệt mạng. Kể từ đó, sự tham gia của Trung Quốc vào khu vực đã tăng mạnh, trên quy mô rộng lớn của BRI.

Dự án thủy điện đã tái khởi động vào năm 2016, bất chấp những khiếu nại của những người dân địa phương rằng, cá ở sông Trishuli đã chết gần hết, và hàng trăm gia đình ở quận Rasuwa đã bán đất để nhường chỗ cho các cơ sở lưu trữ hàng hóa và thủy điện bởi sự hỗ trợ phát triển chính thức của Trung Quốc. Những tòa nhà bê tông 3 tầng chưa hoàn thành nằm dọc con đường chính lầy lội của thị trấn, trong khi những khách sạn bằng ván ép thô sơ và các xe tải đỗ đầy trên một bờ kè cát ở phía nam.

“Chúng tôi kín phòng vào ban đêm – khách của chúng tôi là những lao động và khách du lịch Ấn Độ, những lái xe tải người Nepal, các quan chức và doanh nhân Trung Quốc”, theo Khado, một chủ nhà nghỉ, và cô có chị gái sống cách đó vài km ở biên giới về phía Tây Tạng.

Media player poster frame
 

Thương trường như chiến trường Trung Quốc lợi dụng & tấn công Mỹ như thế nào

 

 

Những lo ngại quốc tế về mối quan hệ Nepal – Trung Quốc

Khado cho biết, cô đã trốn thoát khỏi Trung Quốc 20 năm trước, và không thể quay lại Tây Tạng, mặc dù cô có thể trò chuyện với chị gái qua điện thoại.

Khoảng 20.000 người Tây Tạng sống ở Nepal, theo các nhà ngoại giao tại Kathmandu – nhưng dòng suối di cư đã trở nên khô cạn – khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nepal được cải thiện – khiến những người Tây Tạng lưu vong không chắc chắn về tương lai của chính họ. Không thiếu những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về mối quan hệ đang phát triển giữa Trung Quốc và Nepal.

International Rivers, một tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Hoa Kỳ tập trung vào các vấn đề môi trường và nhân quyền – cho biết, các rủi ro và lợi ích từ các dự án mà Trung Quốc hậu thuẫn tại quận Rasuwa cần được đánh giá lại.

Nepal – giao cắt bởi 6.000 con sông – coi tiềm năng thủy điện là một phần chưa được khai thác, là một nguồn tài nguyên xuất khẩu quan trọng và vẫn muốn khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nước này cũng hy vọng khai thác vị trí chiến lược của họ như là một cửa ngõ thuận lợi cho thị trường Ấn Độ ở biên giới phía nam. 

Vào tháng 6/2018, Nepal và Trung Quốc đã hồi sinh kế hoạch đưa tuyến đường tới JiLong vào năm 2020, với việc mở rộng đến Kathmandu qua Timure vào năm 2027, và kết nối cuối với Lumbini – biên giới Nepal và Ấn Độ. Dự án trị giá 8 tỷ USD cho thấy những khó khăn rất lớn, 90% các đường ray trên lãnh thổ Nepal sẽ phải chạy qua các cây cầu hoặc trong đường hầm, theo Bộ đường sắt Nepal, tuy nhiên chúng vẫn đang được thương thảo dù các vấn đề tài chính chưa rõ ràng. 

Ấn Độ và Hoa Kỳ đã cảnh báo Nepal cảnh giác với những khoản vay và các điều kiện tài chính không rõ ràng từ Trung Quốc. Các nhà phê bình nói rằng, những điều đó nhằm lôi kéo các nước đang phát triển rơi vào bẫy nợ, cho phép Trung Quốc giành quyền kiểm soát các tài sản trọng yếu của chính những quốc gia này.

RELATED ARTICLES

Tin mới