Sunday, November 17, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiQuan chức TQ lo ngại ông Tập "bẽ mặt" nếu ông Trump...

Quan chức TQ lo ngại ông Tập “bẽ mặt” nếu ông Trump từ chối ký thỏa thuận như với Triều Tiên

Ông Trump đã từ chối ít nhất 2 thỏa thuận với Trung Quốc: Một được xây dựng bởi Bộ trưởng Thương mại Ross và một thỏa thuận khác do Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đệ trình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Bloomberg.

Ông Tập có thể bẽ mặt hoặc ép nhượng bộ vào phút chót

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên ca ngợi sự bền chặt trong quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sử dụng những từ ngữ nồng ấm để nói về nhà lãnh đạo Trung Quốc như với các đồng minh lâu năm.

Khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hướng đến một thỏa thuận thương mại được thiết kế để xác định lại quan hệ kinh tế giữa 2 nước trong nhiều năm, một câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc có đủ tin tưởng ông Trump để lên máy bay và ký vào thỏa thuận?

Tổng thống Mỹ và các cố vấn đã làm việc trong nhiều tuần để tạo sức ép với ông Tập Cận Bình để nhất trí về cuộc gặp ở Mar-a-Lago, một khu nghỉ dưỡng của ông Trump ở Palm Beach, Florida, để hoàn tất thỏa thuận vào tháng này nhằm kết thúc tranh chấp đã bao phủ nền kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Trump từng tuyên bố, chỉ khi 2 nhà lãnh đạo gặp nhau thì những điều khoản cuối cùng mới được giải quyết.

Các quan chức Trung Quốc, tuy nhiên, luôn lo ngại việc ông Tập Cận Bình bị đặt vào tình huống có thể bị bẽ mặt bởi một Tổng thống Trump khó đoán hay bị ép buộc phải nhượng bộ vào những phút cuối cùng.

“Đây thực sự là một câu hỏi hóc búa cho ông Tập”, Eswar Prasad, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Đại học Cornell, thường xuyên tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Trung Quốc, cho hay. “

Nỗi lo lắng của Bắc Kinh là Washington có thể lật ngược thỏa thuận. Các quan chức Bắc Kinh tuyên bố họ tuân theo luật lệ quốc tế và chỉ muốn chắc chắn rằng, ông Trump sẽ không phá bỏ một thỏa thuận vào phút chót.

Ông Trump đã từ chối ít nhất 2 thỏa thuận kể từ sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình từ tháng 4/2017: một được xây dựng bởi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross để Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép, và một thỏa thuận khác được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đề xuất năm ngoái. Cả 2 đáng lẽ ra đều đảo ngược được cuộc chiến tranh thương mại.

Thỏa thuận thứ 2 thực sự là một cú đòn đau cho ông Tập Cận Bình, người đang chịu áp lực trong nước để tránh phải nhượng bộ quá nhiều cho một thỏa thuận với ông Trump. Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã đến Washington với tư cách đặc phái viên của ông Tập và tuyên bố với truyền thông Trung Quốc rằng, chiến tranh thương mại đã ngưng lại.

Sau khi ông Trump quay lưng, các cuộc đàm phán đã tiếp tục kéo dài hàng tháng cho đến khi 2 nhà lãnh đạo gặp nhau hồi tháng 12 bên lề hội nghị G20 ở Argentina.

Tháng trước, ông Trump đã quyết định bước đi khỏi cuộc thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên tại Hà Nội mà không có thỏa thuận, khiến Bắc Kinh tiếp tục quan ngại về sự khó đoán của ông Trump.

Ông Trump có quay lưng với ông Tập như với ông Kim?

Nguyên Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wei Jianguo cho rằng, Mỹ sẽ không làm như vậy vì cả Mỹ và Trung Quốc đều là 2 cường quốc và hậu quả sẽ rất lớn nếu ông Trump ứng xử với ông Tập tương tự như với ông Kim.

Trung Quốc tuần trước đã sửa đổi một đề xuất về bảo vệ tài sản trí tuệ, một trong những nội dung quan trọng của các cuộc đàm phán, theo những người được thông báo về lời đề nghị. Bắc Kinh cũng đã cam kết tăng mua hàng hóa của Mỹ lên 1,2 nghìn tỷ USD trong 6 năm và mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực quan trọng.

Việc từ bỏ một thỏa thuận với Trung Quốc có thể đem lại cho ông Trump một lợi thế về mặt chính trị trong bối cảnh một số thành viên diều hâu trong chính quyền của ông lo ngại Tổng thống Trump sẽ ký một thỏa thuận tồi.

Tuy nhiên, cả 2 nhà lãnh đạo đều có lý do để thu hẹp sự khác biệt.

Tổng thống Trump đang chịu áp lực phải chứng minh các chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” của ông là có hiệu quả, điều đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng. Kể từ năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ – chỉ số yêu thích của Tổng thống Trump – đã tăng lên gần 120 tỷ USD, tương đương hơn 20%, cao nhất trong 10 năm qua.

Trong khi đó, một hội nghị thượng đỉnh thành công ở Mar-a-Lago sẽ khiến các những người chỉ trích ông Tập Cận Bình trong nước phải “nín lặng”, Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc SOAS tại Đại học London, nói. “Nếu ông Tập Cận Bình không thể có được một thỏa thuận nào đó với ông Trump và nền kinh tế tiếp tục trượt dốc, áp lực đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tăng lên,” ông Tsang nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới