Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTổng thống Trump hành động đúng đắn với Huawei TQ

Tổng thống Trump hành động đúng đắn với Huawei TQ

Ban biên tập của tờ báo USA Today ngày 21/3 đã đăng một bài xã luận có tiêu đề: “Tổng thống Donald Trump đúng đắn về Huawei của Trung Quốc” (nguyên văn: President Donald Trump is correct on China’s Huawei).

Tờ báo này cho rằng: “Khía cạnh đáng lo ngại nhất về Huawei không phải là xu hướng ăn cắp mà là vai trò tiềm năng của nó trong cuộc tấn công toàn cầu của Trung Quốc đối với nền dân chủ”.

USA Today đăng bài xã luận nhận định Tổng thống Trump đã đúng đắn về Huawei Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình)

Từ mối quan ngại đó, bài xã luận cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump đã thực hiện những bước đi đúng đắn nhằm đối phó với những nguy cơ từ tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

Bài xã luận khẳng định các vụ kiện gần đây của Bộ Tư pháp Mỹ chống lại Huawei với các cáo buộc vi phạm về tài chính hay hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ là hoàn toàn có cơ sở. Bên cạnh đó, việc Bộ Ngoại giao Mỹ đang nỗ lực thuyết phục các nước không xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông của họ bằng thiết bị Huawei cũng là hoàn toàn có căn cứ.

Mặc dù với danh nghĩa là một doanh nghiệp tư nhân, Huawei đã luôn gắn kết chặt chẽ với các nỗ lực tăng cường sức mạnh toàn cầu của chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng các mạng viễn thông cho hoạt động gián điệp và kiểm duyệt.

Được thành lập vào năm 1987 bởi ông Nhậm Chính Phi, cựu kỹ sư của Quân đội Trung Quốc, Huawei từ lâu đã nhận được sự đối xử đặc biệt từ Bắc Kinh. Các khoản trợ cấp khổng lồ rất có thể đã giúp Huawei đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác, và trở thành nhà sản xuất thiết bị internet lớn nhất thế giới (và là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới, sau Samsung).

Ông Nhậm Chính Phi (bên phải), nhà sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn Huawei, giới thiệu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trụ sở của công ty này tại Luân Đôn, Anh Quốc ngày 21/10/2015 (Ảnh: PA Images/Sipa USA)

Công ty Huawei đã dành nhiều thập kỷ trong một cuộc đua điên rồ để bắt kịp các đối thủ cạnh tranh. Vào năm 2003, Huawei thừa nhận đã ăn cắp mã nguồn của Cisco Systems, và đã bị cáo buộc về hành vi trộm cắp trên diện rộng, đến mức họ từng sao chép một hướng dẫn sử dụng với các lỗi chính tả y như bản gốc. Công ty Motorola của Mỹ đã cáo buộc Huawei tuyển dụng nhân viên của họ, để ăn cắp tài sản trí tuệ.

Đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Huawei tiến hành một chiến dịch kéo dài nhiều năm, trong đó thưởng cho nhân viên của mình vì đã lấy được công nghệ nước ngoài theo nhiều cách. Cáo buộc cũng tập trung nhiều vào một trường hợp trộm cắp khác, liên quan đến việc một nhân viên Huawei đã lấy cắp robot của công ty viễn thông T-Mobile từ một phòng thí nghiệm ở Bellevue, Washington, chụp ảnh và đo đạc, và sau đó trả lại nó.

Robot này có tên là Tappy, có nhiệm vụ thực hiện các thao tác trên màn hình điện thoại như một người dùng thực thụ để phát hiện các vấn đề với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Tappy có thể tính toán được một tác vụ trên điện thoại có độ trễ như thế nào, cũng như mức tiêu thụ pin của từng ứng dụng. Huawei đã chối bỏ trách nhiệm liên quan, đỗ lỗi rằng đó là hành động cá nhân sai lầm của nhân viên đó. 

Media player poster frame
 

Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử

 
 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng vấn đề đáng lo ngại nhất từ Huawei không phải là xu hướng ăn cắp, mà là vai trò tiềm tàng của nó trong cuộc tấn công dân chủ toàn cầu của chính quyền Trung Quốc. Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ mạng lưới internet ở Trung Quốc, chỉ cho phép người dân truy cập các trang web và nội dung đã được kiểm duyệt. Trung Quốc cũng là nơi mà người truy cập máy tính và điện thoại di động thường xuyên bị theo dõi, trong đó Huawei được cho là đóng vai trò khá trọng yếu trong công việc này.

Nếu thiết bị của họ được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc sẽ có thể nghe lén mọi thông tin nhờ việc Huawei lắp đặt các thiết bị giám sát vào phần cứng và phần mềm. Huawei cũng có thể tiến hành kiểm duyệt bằng cách làm chậm lưu lượng truy cập đến các trang web mà họ không thích. Họ thậm chí có thể khởi động các cuộc tấn công mạng.

Huawei tại một triển lãm điện tử tiêu dùng ở Thượng Hải vào tháng 6/2018, ngoài các vụ kiện, Huawei còn bị các nước Phương Tây “quay lưng” với dự án phát triển mạng không dây 5G. (Ảnh: Aly Song/Reuters).

Huawei tự gọi mình là doanh nghiệp tư nhân, nhưng tài chính của họ là bí mật và các giám đốc điều hành  đều nhận được các khoản trợ cấp khổng lồ từ chính phủ.

Nếu Huawei thành công trong việc lắp đặt thiết bị cho các cơ sở hạ tầng viễn thông ở các nước, thì đó sẽ là một mối đe dọa đối với quản trị dân chủ trên toàn thế giới, tờ USA Today kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới