Tờ nhật báo của Australia cho rằng các chính phủ phương Tây làm ngơ trước mối nguy hiểm của các chuyến bay qua miền Đông Ukraine.
Trang Sputnik dẫn thông tin từ Nhật báo Тhe Sydney Morning Herald của Australia như sau: Hãng tin phi lợi nhuận Correctiv của Đức, hãng tin tham gia cuộc điều tra báo chí về vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines rơi tại miền Đông Ukraine hồi tháng 7/2014, cho hay các chính phủ Phương Tây đều nhận thức được sự nguy hiểm đối với các chuyến bay qua khu vực này trước khi xảy ra vụ MH17, song vẫn làm ngơ trước mối nguy hiểm đó.
Theo Sputnik, tuần này Tòa án hành chính tại Berlin đã chấp thuận một phần kiến nghị của Correctiv nhằm tìm hiểu xem Phương Tây có được những thông tin gì trước khi xảy ra vụ tai nạn trên cũng như đề nghị Bộ Ngoại giao Đức công bố sự thật mà họ đã giấu giếm.
Theo kết quả điều tra của Correctiv, một vài ngày trước khi MH17 khởi hành, Bộ Ngoại giao Đức đã nắm được thông tin chi tiết về mối nguy hiểm khi bay qua miền Đông Ukraine.
Trang Sputnik dẫn thông tin từ Nhật báo Тhe Sydney Morning Herald của Australia như sau: Hãng tin phi lợi nhuận Correctiv của Đức, hãng tin tham gia cuộc điều tra báo chí về vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines rơi tại miền Đông Ukraine hồi tháng 7/2014, cho hay các chính phủ Phương Tây đều nhận thức được sự nguy hiểm đối với các chuyến bay qua khu vực này trước khi xảy ra vụ MH17, song vẫn làm ngơ trước mối nguy hiểm đó.
Theo Sputnik, tuần này Tòa án hành chính tại Berlin đã chấp thuận một phần kiến nghị của Correctiv nhằm tìm hiểu xem Phương Tây có được những thông tin gì trước khi xảy ra vụ tai nạn trên cũng như đề nghị Bộ Ngoại giao Đức công bố sự thật mà họ đã giấu giếm.
Theo kết quả điều tra của Correctiv, một vài ngày trước khi MH17 khởi hành, Bộ Ngoại giao Đức đã nắm được thông tin chi tiết về mối nguy hiểm khi bay qua miền Đông Ukraine.
Tại cuộc họp báo ngày 14/7/2014, với sự tham dự của các đại sứ nước ngoài, các cơ quan chức năng Ukraine đã tuyên bố rằng sự can thiệp của xe tăng Nga vào cuộc xung đột khiến cho “tình hình trên không căng thẳng, nghĩa là có nguy cơ đối với máy bay dân sự”, báo Тhe Sydney Morning Herald trích dẫn Correctiv.
Báo cáo điều tra của Correctiv có đoạn viết: “Theo điều tra của chúng tôi, Đại sứ Đức tại Ukraine Christof Weil đã chuyển tải thông tin này cho Bộ Ngoại giao ở Berlin”.
Bộ Ngoại giao Đức từ chối công bố thông tin về cuộc họp báo, tuyên bố rằng thông tin đó là bí mật và chỉ dành cho những tổ chức và cá nhân hữu quan. Trong khi đó, ngày 15/7/2011, phía Ukraine đã công bố thông tin về cuộc họp báo.
Báo The Sydney Morning Herald dẫn lời hãng tin Correctiv viết: “Chúng tôi muốn biết lý do tại sao hàng ngàn người dân phải gặp nguy hiểm và tại sao cảnh báo không được đưa ra. Đó là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc cảnh báo các hãng hàng không và thông qua họ là cảnh báo cho hành khách biết về sự nguy hiểm khi bay qua Ukraine”.
Trong một thông tin có liên quan, trước đó hôm 24/8, hãng thông tấn TASS đưa tin, Ngoại trưởng Nga – Sergei Lavrov cáo buộc Hà Lan che giấu những phát hiện về cuộc điều tra vụ máy bay Malaysia MH17.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. |
“Chúng tôi đang đấu tranh cho một cuộc điều tra công bằng về thảm họa này, nhưng những sự kiện quan trọng vẫn đang bị che giấu”, ông Lavrov phát biểu tại diễn đàn thanh niên có tên tiếng Nga là “Territoriya Smyslov na Klyazme”, trong tiếng Anh là “Terra Scientia”.
“Các thành viên của đoàn điều tra do cơ quan an ninh Hà Lan dẫn đầu gần đây đã gặp chúng tôi. Chúng tôi đã đặt những câu hỏi, ví dụ như vì sao họ thông báo các yếu tố về tên lửa Buk chỉ trong tháng 8, trong khi họ tìm thấy chúng từ vài tháng trước. Chúng tôi cũng yêu cầu họ cho xem các mảnh vỡ, nhưng họ từ chối làm điều đó”, Ngoại trưởng Nga nói.
Ông Lavrov cũng cho hay, Nga là nước duy nhất nhấn mạnh việc thực hiện nghị quyết được thông qua bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, liên quan đến cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ tai nạn.