Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dự kiến sẽ thông báo thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2019, có thể bắt đầu từ đầu tháng 5 tới đến hết tháng 8, trong một phạm vi rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Đây sẽ là hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân các nước.
Phạm vi mà TQ đơn phương tuyên bố “thực thi lệnh cấm đánh bắt cá” ở Biển Đông
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dự kiến sẽ thông báo thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2019, có thể bắt đầu từ đầu tháng 5 tới đến hết tháng 8, trong một phạm vi rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Điều đáng nói là Trung Quốc đã tự cho mình có quyền đơn phương tuyên bố áp dụng lệnh cấm không chỉ đối với ngư dân Trung Quốc mà còn đối với cả ngư dân nước khác trong khu vực. Nước này cũng tăng cường sử dụng tàu chấp pháp để tiến hành các hoạt động gọi là “giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt” các hành vi mà nước này cho là “vi phạm”.
Năm 2018, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc kéo dài khoảng hơn ba tháng, dài nhất và phạm vi rộng nhất kể từ năm 1999, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 16/8, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Việt Nam nhiều lần khẳng định “có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”. Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng UNCLOS ”. Hội nghề cá Việt Nam hàng năm cũng kịch liệt phản đối hành động sai trái, ngang ngược, đơn phương và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quy chế trên. Trong khi dư luận các nước cho rằng hành động đơn phương của Trung Quốc hoàn toàn trái với UNCLOS, khiến tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân các nước.
Theo chuyên gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington cho rằng “thực tế là Trung Quốc không có quyền hợp pháp gì để đưa ra một lệnh cấm đánh bắt đơn phương trong vùng biển tranh chấp. Các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam có mọi lý do để phản đối và phớt lờ lệnh cấm này. Việt Nam có lý do hợp pháp để chứng tỏ rằng Hà Nội không bao giờ chấp nhận những trò phô diễn đơn phương về chủ quyền như vậy của Trung Quốc. Các ngư dân Philippines và Việt Nam cũng không có tiền chi tiêu trong 3 tháng nếu không có bất kỳ thu nhập nào”. Với các lệnh cấm đánh bắt cá nói trên, Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn vi phạm cả đạo lý. Họ trà đạp lên cả cuộc sống, nghề mưu sinh của hàng triệu ngư dân các nước.