Trong những tính toán chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, các hoạt động kinh tế như vận tải, khai thác năng lượng, thủy sản… thì ngành du lịch có một vai trò nhất định. Giới chức Trung Quốc từng khẳng định thực hiện du lịch tàu biển là một “yêu sách mềm về chủ quyền”, khác với hoạt động đánh bắt có thể dễ bị giám sát và bắt giữ, gây ra tranh cãi ngoại giao.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện do TQ chiếm đóng trái phép. Nguồn: AFP
Dấu ấn ngành du lịch Biển Đông trong hoạch định chính sách của TQ
Năm 2009 khi Quốc vụ Viện ban hành “Một số y kiến thúc đẩy phát triển đảo quốc tế Hải Nam cho ngành Du lịch”. Ngành công nghiệp du lịch bắt đầu phát triển khi tàu biển Coconut Fragrance (mua của Nhật Bản) thực hiện chuyến hải trình thử nghiệm vào tháng 4/2012. Con tàu do một SEO trụ sở Hải Nam vận hành và nhằm mục đích xúc tiến ngành du lịch ở Hoàng Sa. “Văn bản chính sách Quy định về Phân vùng Chức năng Biển Quốc gia” (2011 – 2020) năm 2012 của Quốc vụ Viện Trung Quốc là bước ngoặt cho ngành du lịch ở Biển Đông. Văn bản quy định nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề biển ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Phiên họp Nghiên cứu lần 8 của Bộ Chính trị năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi nỗ lực hơn nữa thúc đẩy việc quản lý phát triển biển. Theo đó, năm 2014, Bộ Giao thông Trung Quốc ban hành “Hướng dẫn Quan điểm Thúc đẩy Phát triển Bền vững và Giàu mạnh ngành Công nghiệp Du lịch Tàu biển”. Quốc vụ Viện Trung Quốc cũng ban hành “Thông báo Ban hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về Phát triển và Hoạch định Ngành Du lịch” vào tháng 12/2016. Các văn bản chính sách này đều có mục tiêu chung là phát triển ngành công nghiệp du lịch tàu biển.
Trước sự hỗ trợ chính sách rõ ràng từ chính quyền trung ương, các công ty du lịch tàu biển Trung Quốc bắt đầu mở rộng hoạt động ở Biển Đông. Các chính sách thúc đẩy tiếp theo của Trung Quốc bắt đầu thay đổi động lực ngành công nghiệp du lịch tàu biển và thậm chí là mối quan tâm và sự can dự của ngành này ở Biển Đông. Tận dụng hỗ trợ từ nhà nước, một số công ty Trung Quốc chọn cách liên kết để phá vỡ thế độc quyền thị trường du lịch tàu biển Trung Quốc của các công ty nước ngoài. Tháng 8/2016, Trung Quốc thành lập công ty du lịch tàu biển: Tập đoàn Phát triển Du lịch Tàu biển Tam Á. Tháng 12/2016, tàu Giấc Mơ Biển Đông bắt đầu thực hiện chuyến đi từ Tam Á tới Hoàng Sa. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng hợp tác chặt chẽ với chính quyền Hải Nam để đánh giá tiềm năng thương mại trong việc đóng thêm tàu du lịch biển cũng như việc mở rộng dịch vụ ngành này. Các công ty Trung Quốc và chính quyền Hải Nam cùng nhất trí rằng việc phát triển du lịch ở Biển Đông sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng các đảo, tạo doanh thu cho cả chính quyền địa phương và người dân.
Tham vọng của các công ty du lịch TQ ở Biển Đông
Những hoạt động trên cho thấy các công ty du lịch Trung Quốc có thể lợi dụng chính sách khuyến khích của nhà nước phục vụ cho mục đích thương mại. Về lợi ích thương mại, có một vài lý do để ngành du lịch Trung Quốc tiến hành hoạt động ở Biển Đông.
Thứ nhất, điều quan trọng đối với mọi công ty du lịch tàu biển là khi khởi đầu sớm, họ sẽ có một ví trí thuận lợi hơn trong cạnh tranh ở tương lai. Chẳng hạn, những công ty du lịch Trung Quốc hiểu rằng hợp tác với nhau có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh, theo đó đóng góp cho phát triển du lịch ở Biển Đông. Kinh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng của các công ty du lịch Trung Quốc như cảng biển và giao thông có thể thúc đẩy khía cạnh “cứng” cho phát triển du lịch. Các công ty du lịch Trung Quốc được kỳ vọng đóng góp khía cạnh “mềm” bằng việc phụ trách giám sát hoạch định chương trình và quy chế dịch vụ cho khách đi du lịch ở Biển Đông.
Thứ hai, phát triển du lịch các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông cũng tạo cơ hội phát triển hệ thống cầu cảng tàu biển tại các thành phố tỉnh Hải Nam và Thành phố Tam Á. Về truyền thống, các công ty nước ngoài sẽ neo tàu tại các thành phống đông dân như Thượng Hải và Thanh Đảo. Khi xác định Hải Nam và cả Thành phố Tam Á có thể trở thành trung tâm du lịch kết nối Bắc Á và Đông Nam Á, các công ty du lịch Trung Quốc cố gắng hợp tác với tỉnh Hải Nam để phát triển cảng du lịch tàu biển Tam Á.
Thứ ba, kể từ khi chính quyền Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng khai thác tài nguyên du lịch ở Biển Đông, các công ty du lịch bắt đầu quân tâm mở rộng hoạt động dân sự tại các vùng biển tranh chấp. Giới chức Trung Quốc tuyên bố rằng phát triển các tuyến du lịch biển ở Biển Đông là một phần sứ mệnh công ty nhằm thúc đẩy các cụm công nghiệp – xã hội, các lĩnh vực này sẽ kết hợp phát triển bất động sản, giáo dục về biển và quản lý khách sạn. Trong tương lai, công ty sẽ tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh từ Hoàng Sa cho đến Đài Loan và các đảo khác ở các quốc gia láng giềng thành một phần “Tuyến du lịch Văn hóa Con đường Tơ lụa” trên Biển của Trung Quốc.
Thứ tư, ngành công nghiệp du lịch cũng tin tưởng phát triển du lịch ở Biển Đông là một trong cách hữu hiệu nhất để tăng cường yêu sách chủ quyền Trung Quốc. Theo một nhà quản lý cấp cao trong ngành này, “du lịch ở Biển Đông cần hỗ trợ chính sách và tài chính của chính phủ. Chính quyền trung ương cần cung cấp đầy đủ phương tiện và điều phối mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác”. Ông cũng khẳng định thực hiện du lịch tàu biển là một “yêu sách mềm về chủ quyền”, khác với hoạt động đánh bắt của Trung Quốc có thể dễ bị giám sát và bắt giữ, gây ra tranh cãi ngoại giao. “Do đó, du lịch ở Biển Đông mang trọng trách lớn về an ninh quốc gia và cần nhận được hỗ trợ từ tất các cấp chính quyền”, quan chức này nhấn mạnh.
Để đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi cho hoạt động kinh doanh ở Biển Đông, các công ty du lịch tàu biển cũng thực hiện các chương trình giáo dục lòng yêu nước. Chẳng hạn, việc đăng ký “Du lịch tàu Biển Nam Hải” chỉ áp dụng đối với công dân Trung Quốc vì chuyến du lịch sẽ có nghi thức chào cờ và tuyên thệ yêu nước. Phát triển các kế hoạch dựa trên quan điểm xúc tiến du lịch là hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 6/2016, hơn 10.000 khách du lịch Trung Quốc tham gia các chương trình lịch này, chủ yếu là du lịch ở Hoàng Sa. Những tuyến du lịch như vậy trở nên phố biến đối với công chúng, đặc biệt là từ tháng 7/2016, khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết mà Trung Quốc coi là “không công bằng”.