Từ năm 2013, Trung Quốc thực hiện chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tạo quy mô lớn tại 7 thực thể ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Trong quá trình này của Trung Quốc, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng đã được huy động và đóng vai trò đầu tàu.
Các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng bồi đắp đảo ở Biển Đông. Nguồn: AMTI/CSIS
TQ huy động các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng tham gia bồi đắp, mở rộng đảo ở Biển Đông
Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ rằng các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng có thế mạnh về công nghệ và năng lực thi công cũng như khả năng tiếp cận tốt hơn về nguồn vốn ngân hàng và chi phí tài chính thấp so với đối thủ cạnh tranh. Cáccông ty này còn có uy tín lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng biển như xây dựng kênh biển sâu và các dự án khai hoang, cải tạo. Bên cạnh đó, thông qua mua bán và sáp nhập, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng có thể củng cố hoạt động kinh doanh, hưởng lợi lớn thị trường cơ sở hạ tầng.Đểthúcđẩycạnhtranhtrongkhai thác tài nguyên biển, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng đã lợi dụng việc tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty khác và chính quyền địa phương. Một trong đó là công ty “Cá voi Xanh” (Tian Jing). Đây là một công ty nạo vét thuộc sở hữu các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa. Tàu nạo vét của “Cá Voi Xanh” do một công ty con của Tập đoạn Thương mại Trung Quốc có tên Công nghiệp Thương mại Trung Quốc đóng. Theo tờ “Thời báo Tài chính Quốc tế” ước tính chi phí cho hoạt động cải tạo và xây dựng trang thiết bị chỉ riêng trên đá Chữ Thập đã là 73,6 tỉ nhân dân tệ (11,4 tỉ USD).
Trong khi đó, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng TQ cũng hưởng lợi từ hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa của nước này
Thứ nhất, để thể hiện quyết tâm trở thành chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển biển của Trung Quốc, năm 2015, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng sáp nhập ba doanh nghiệp nạo vét quan trọng thành một công ty có tên Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nạo vét Các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, theo đó, hoạt động sáp nhập này thực sự “tăng cường được năng lực nạo vét và đóng góp cho lợi ích an ninh biển của Trung Quốc” như giới chức nước này tuyên bố.
Thứ hai, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng nhấn mạnh cam kết thực hiện chiến lược phát triển biển ở Biển Đông của Trung Quốc và chính sách quốc gia về thúc đẩy hợp tác dân sự – quân sự thông qua phát triển “Thành phố Tam Sa”. Để hoàn thành mục tiêu này, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng hợp tác với chính quyền tỉnh Hải Nam. Theo Giám đốc Hội đồng Quản trị các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, ông Liu Qitao, Hải Nam đóng vai trò quan trọng về mặt chiến lược trong việctăngcườnghợptácdânsự-quânsự.Dođó,các công ty xây dựng cơ sở hạ tầngsẽtiếptụcthamgiavào quá trình phát triển kinh tế Hải Nam và đóng vai trò chính phát triển tài nguyên ở Biển Đông. Ông hẳng định, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ “khắc cốt ghi tâm” về trách nhiệm phải có thành công theo đúng như kỳ vọng của nhà nước và xã hội. Về mặt lịch sử, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng thu vén được lợi ích từ mở rộng kinh doanh ở Hải Nam, phát triển từ một nhà thầu đơn thuần thành một tập đoàn đa ngành trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, cơ sở hạ tầng, phát triển tài nguyên và nhiều lĩnh vực khác. Ở mặt ngược lại, Chính quyền Hải Nam cũng tỏ rõ sự ủng hộ đối với các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, cam kết cung cấp “nguồn lực tốt nhất, môi trường kinh doanh và môi trường sống tốt nhất” cho công ty mà chính quyền xem là một nhà đầu tư quantrọng.
Thứ ba, ngoài hoạt động cải tạo đất ở Trường Sa, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng còn chủ động phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Được lập năm 2016, mục tiêu của “Quỹ Đầu tư Đại dương” là thúc đẩy phát triển 4 lĩnh vực kinh doanh chủ chốt gồm du lịch tàu biển, bất động sản, khai thác tài nguyên và các hoạt động liên quan ở Biển Đông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tháng 12/2012, Các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng và “Tam Sa” ký “Thỏa thuận Khung về Hợp tác Chiến lược” để thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng và Phát triển (Tam Sa) và năm 2016, thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Du lịch Biển Giấc mơ Tam Sa Nam Hải. Theo Chủ tịch “Thành phố Tam Sa”, Xiao Jie, phát triển các dự án xây dựng quan trọng trên Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa và cầu cảng cố định neo đậu cho tàu đánh cá ở Tam Sa đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế biển dọc “Con đường Tơ lụa trênbiển”.
Theo các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, mục tiêu thành lập Công ty Xây dựng và Phát triển (Tam Sa) là những lợi ích dài hạn của công ty trong tương lai. Điều đó có thể giúp thúc đẩy lợi ích kinh doanh khác nhau của các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng biển xa, đánh bắt, phát triển du lịch biển xa và dịch vụ hậu cần cho các hoạt động trên các đảo và đá. Các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng lên mục tiêu đầu tư trên 100 tỉ nhân dân tệ (15,4 tỉ USD) trong 5 năm kế tiếp để mở rộng hoạt động kinh doanh cho các hoạt động này. Kế hoạch đầu tư tham vọng của các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng xuất phát từ một thực tế là công ty đã âm thầm thu đươc lợi ích từ hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông thông qua thực thi nhiệm vụ quốc gia và lịch sử hợp tác lâu dài với Hải Nam, hợp tác kỹ thuật với các công ty khác và hoạt động kinh doanh đa dạng của mình ở Biển Đông trong quá khứ.
Kết luận: Với mục tiêu chính trị bao trùm là củng cố yêu sách lãnh thổ và quyền tài phán trên biển, Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ hoạt động của các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng ở Biển Đông. Khi lợi ích kinh doanh còn song trùng với lợi ích quốc gia nhà nước, các các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ chính sách quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Và khi lợi ích thương mại và sự hiện diện về mặt kinh tế của Trung Quốc trong lĩnh vực biển phát triển, Trung Quốc sẽ có động cơ thúc đẩy để sử dụng các công cụ chính trị, chấp pháp và quân sự với một tâm thế quyết đoán hơn để bảo vệ lợi ích biển và kinh tế đang phát triển của mình, do đó càng làm phức tạp thêm tranh chấp BiểnĐông.